Bệnh sởi có nguy cơ thành dịch

Thứ năm - 16/05/2019 08:12
Sởi là căn bệnh dễ lây lan, có thể gây tử vong, mù lòa, điếc, tổn thương não… Chỉ 2 tháng đầu năm 2019 đã có hơn 34.300 ca mắc sởi ở 42 quốc gia châu Âu (theo WHO). WHO kêu gọi chính phủ các nước tập trung mọi nỗ lực nhanh chóng đảm bảo tất cả các nhóm dân cư được tiếp cận vắc xin phòng sởi.
Tiêm vắc xin sởi rubella cho trẻ
Tiêm vắc xin sởi rubella cho trẻ

      Đầu tháng 3 năm 2019 UNICEF đưa ra cảnh báo dịch sởi đang bùng phát trở lại ở mức độ đáng báo động và tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng, hiện tại có 10 quốc gia, trong đó có Ukraine, Philippines và Brazil bệnh sởi chiếm hơn 74% tổng số ca nhiễm mới, đáng chú ý dịch sởi hiện tại có cả ở một số quốc gia trước đây đã tuyên bố loại bỏ được căn bệnh này.
      Tại Việt Nam, bệnh sởi bùng phát bắt đầu từ tháng 10 năm 2018, số ca mắc 2018 gấp đôi năm 2017. Trong 3 tháng cuối năm 2018 đã ghi nhận 18.078 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 2.924 ca mắc sởi dương tính được xác định tại 56 tỉnh, thành phố, tính đến hiện nay số mắc vẫn chưa có xu hướng giảm. Tại Bình Định, trong năm 2018 ghi nhận 63 trường hợp nghi sởi, trong 40 ca được xét nghiệm có 16 ca dương tính với sởi; trong năm 2019 rãi rác hầu hết tháng nào cũng ghi nhận vài trường hợp nghi sởi.
       Phân tích dịch tễ bệnh nhân sởi cho thấy, nhóm bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi (chưa đến độ tuổi tiêm phòng) chiếm khoảng 25%; nhóm bệnh nhân từ 9 đến 11 tháng tuổi chiếm khoảng 8%; nhóm bệnh nhân từ 1 đến 5 tuổi chiếm 18%; nhóm bệnh nhân từ 6 đến 15 tuổi chiếm 24%. Điều đáng nói là có khoảng 90% các trường hợp mắc sởi là do chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ, đúng lịch. Theo các chuyên gia, không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có thể mắc sởi do chưa mắc sởi bao giờ hoặc tiêm chủng không đầy đủ…
      Bệnh sởi là bệnh lây qua đường hô hấp, với tốc độ rất nhanh và khó kiểm soát. Tính theo chu kỳ 4-5 năm dịch bệnh sởi sẽ bùng phát thành dịch. Thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây ra bệnh hô hấp và tiêu hóa phát triển, vì vậy có thể sẽ bùng phát dịch sởi.
      Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung dưới đây:
      - Chủ động đưa con em mình từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc trẻ từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
      - Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
      - Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.
      - Bệnh sởi rất dễ lây, không được cho trẻ đến gần hoặc tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc cho trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
      - Người lớn chưa tiêm vắc xin phòng sởi cần chủ động đi tiêm tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi./.

Tác giả bài viết: Phan Văn Hớn - Khoa TT-GDSK - Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập339
  • Máy chủ tìm kiếm223
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay71,506
  • Tháng hiện tại2,449,330
  • Tổng lượt truy cập44,825,856
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây