Đau răng do mọc răng

Thứ tư - 25/07/2018 16:08
Đau răng do mọc răng là các biểu hiện bệnh lý tại chỗ và toàn thân gặp phải trước, trong và sau mỗi khi có sự mọc răng từ răng sữa, vĩnh viễn đến răng khôn.
Đau răng do mọc răng
Răng sữa thường bắt đầu mọc từ 6 tháng tuổi trở đi và mỗi người có 20 cái răng sữa: Răng cửa mọc trước, năm đầu trên dưới một tuổi mọc 8 răng, răng hàm mọc sau, đến 2 tuổi sẽ mọc đủ răng sữa.
Răng vĩnh viễn có 32 cái, thường sau 7 tuổi các răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn.
Răng là một vật rắn (xương) phải đội lợi, làm thủng lợi lên mà chui răng ra. Lỗ thủng đó chính là cửa ngõ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào qua lớp niêm mạc gây nên (sưng, nóng, đỏ, đau, sốt) thường gọi là sốt mọc răng.
Thời gian răng ló đầu lên hoặc đang ở giai đoạn lấp ló vượt qua lợi tất nhiên tạo ra đau nhức, trong khi đó nếu không vệ sinh răng miệng kỹ càng thì vi khuẩn xâm nhập vào nơi cái răng vừa mọc là điều tất yếu. Nên từ chỗ viêm vô khuẩn đến chỗ viêm hữu khuẩn đó là gây nên những hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ và có thể có sốt toàn thân.
Những triệu chứng chung của các loại mọc răng, rụng răng:
Tại chỗ: Cả ba loại đau răng: răng sữa, răng vĩnh viễn và răng khôn đều có triệu chứng giống nhau là:
Sưng: trước khi sưng có cảm giác ngứa ở nơi lợi vùng răng sắp mọc, song song thấy có dấu hiệu cương tụ rồi đỏ hẳn lên, sờ vào nơi đó có cảm giác phồng lên làm tăng nước bọt.
Nóng: nóng hơn chỗ lợi khác bình thường, tạo ra phản ứng ngứa lợi, ngứa răng đã mọc trước ở bên cạnh, làm cho người mọc răng rất thích nhai, trẻ em gặp cái gì cũng gặm, cũng cắn.
Đỏ: đỏ không đáng kể, cương tụ sơ sơ nhưng lại có tính kích thích là chảy nước bọt.
Đau: mọc răng, rụng răng, thay răng nào cũng đau nhưng mức độ thì hoàn toàn khác nhau theo từng loại răng.
Toàn thân: mọc răng cũng như rụng răng loại nào cũng đều có sốt, nhưng mọc răng bao giờ cũng sốt cao hơn rụng răng. Trừ khi rụng răng, thay răng sớm vì nhiễm khuẩn. Sốt 39 đến 40 độ với thời gian 2-3 ngày cho đến khi răng mọc lên qua đỉnh lợi rồi tự nhiên hết sốt hoặc giảm dần dần cho tới khi hết sốt.
Tuy nhiên trong các triệu chứng toàn thân khi mọc răng còn có 3 loại triệu chứng thường gặp đó là:
Sốt mọc răng: thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 - 6 tuổi nhiều nhất và hay gặp sốt dai dẳng nhất lại là tuổi các em còn đang bú dưới 2 tuổi. Kèm theo với sốt là nước dãi, nước miếng chảy nhiễu, có em chán ăn bỏ bú, quấy khóc, không thích vui chơi.
Ho mọc răng: ho khan, ho nhẹ, cũng có khi ho dài như ho gà thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, nhiều hay ít ở họng, ở VA.
Tướt mọc răng: tướt có nghĩa là đi lỏng ngày nhiều lần ở trẻ em còn ở độ tuổi bú mẹ. Vừa tướt vừa sốt, tướt vô khuẩn và sốt cũng vô khuẩn. Hoặc sốt trước một hai ngày rồi đi tướt. Bé mệt nhưng thích bú vì khát nước do mất nước trong khi đi tướt và chảy nước dãi nhiều.
Sau vài ngày răng mọc nhú lên xong, các triệu chứng trên giảm dần rồi khỏi hẳn, bé lại tiếp tục tăng cân và lớn.
Chữa trị:
Mọc răng hay thay răng là một quy luật tự nhiên của các lứa tuổi đang mọc răng hay thay răng và rụng răng, nên nói chung không phải chữa trị gì hết, trừ khi đó là một bệnh hay triệu chứng của một bệnh phối hợp.
Tại chỗ:
Lau rửa mồm miệng, súc miệng nước muối vừa đủ mặn; nếu có nang, có bọng răng quá dầy, răng không mọc lên được thì đến khoa răng hàm mặt để bác sĩ rạch nang để cho răng trồi lên và thoát nước nếu có, xong chấm ngay cồn 70 độ để sát khuẩn. Còn nếu răng mọc nghiêng, mọc lệch ở khoa răng hàm mặt cũng có thể can thiệp bằng các thủ thuật làm cho răng mọc đều, mọc đẹp như ý. Đau quá cũng có thể chấm thuốc, đặt thuốc giảm đau tại chỗ răng đang mọc nhưng cần thiết lắm mới nên làm.
Toàn thân:
Nếu có sốt, uống thuốc hạ sốt tùy theo tuổi, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu đi tướt, đi lỏng phải uống thuốc cầm lỏng, nếu mất nước phải bổ sung nước kịp thời, nếu có ho phải uống thuốc giảm ho và thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn nếu có. Liều lượng và loại thuốc đều phải do bác sĩ chỉ định. Ăn uống tốt, ngủ điều độ để chống suy dinh dưỡng, chống bị còi xương thì răng mới đẹp và bền.
 

Tác giả bài viết: Ngọc Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập284
  • Máy chủ tìm kiếm195
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay32,358
  • Tháng hiện tại2,410,182
  • Tổng lượt truy cập44,786,708
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây