GIỮ GÌN SỨC KHỎE TRONG MÙA XUÂN

Thứ ba - 27/03/2018 09:30
GIỮ GÌN SỨC KHỎE TRONG MÙA XUÂN
Mùa xuân, đặc biệt là trong những ngày Tết có sự chuyển mùa từ đông sang xuân, đồng thời có nhiều lễ hội được tổ chức tập trung đông người, vì vậy các bệnh lý đường hô hấp thường xuyên xảy ra và hay gặp nhất là viêm đường hô hấp trên (mũi, xoang, họng, thanh, khí, phế quản) do vi rút gây ra (điển hình là vi rút cúm). Bệnh rất dễ lây lan cho các thành viên trong gia đình cũng như trong cộng đồng do hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bị bệnh (khi người bệnh hắt hơi, nhảy mũi…).

Những người có sức đề kháng kém như người già và trẻ em rất dễ mắc bệnh. Các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy nhiễm trùng, viêm dạ dày ruột do ngộ độc thức ăn…cũng là nhóm bệnh thường gặp trong dịp lễ tết. Tai nạn giao thông, tai nạn thương tích cũng có xu hướng tăng trong mùa lễ Tết.  Ở những người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, COPD, bệnh thận mạn…rất dễ bị đợt bùng phát hoặc các biến chứng của bệnh do tâm lý chủ quan,  lơ là việc kiểm soát bệnh.

Bác sĩ Võ Bảo Dũng cho biết: “Nếu như mùa đông cảm lạnh và ho thì mùa xuân, bạn có thể bị dị ứng phấn hoa, cúm... Nếu bạn thường xuyên bị dị ứng vào mùa xuân thì có lẽ là do dị ứng với phấn hoa. Vì thế nên tránh hoạt động ngoài trời. Nhưng nếu công việc bắt buộc phải ra ngoài thì hãy mang khẩu trang và kính mắt, mặc quần áo kín để hạn chế tiếp xúc với phấn hoa”.

Mùa xuân khí hậu thường khô hanh, người cao tuổi nên uống nhiều nước, tránh để cơ thể bị thiếu nước, ăn nhiều hoa quả để bổ sung đủ lượng vitamin. Mùa xuân sự trao đổi chất tăng nhanh, nên ăn thức ăn nóng, không nên ăn những thức ăn quá chua chát, nên ăn thanh đạm, hợp khẩu vị, không nên ăn những thức ăn nhiều mỡ và lạnh, mà nhất là không nên ăn những thứ nóng, như sâm, nhung, rượu mạnh…  Nên ăn nhiều những thức ăn giàu chất protit, chất khoáng và vitamin, mà nhất là vitamin B, như: thịt nạc, những thức ăn làm bằng đậu, trứng, cà rốt, súp lơ, rau cải trắng, rau chân vịt, cần tây… Trong mùa xuân những người cao tuổi nên thường xuyên ra ngoài rèn luyện sức khỏe, có thể tăng cường hiệu xuất làm việc của bộ não, phòng chống sơ cứng động mạch. Thế nhưng buổi sáng không nên đi tập luyện quá sớm, để tránh do sáng sớm nhiệt độ thấp, còn nhiều sương dễ bị cảm, hen xuyễn hoặc viêm phế quản mạn tính... tốt nhất đợi đến khi có ánh nắng mặt trời mới đi tập.  Ngoài ra, phải ăn sáng rồi mới đi tập luyện, bởi vì, người cao tuổi buổi sáng máu lưu thông chậm, nhiệt độ cơ thể thấp, trước khi rèn luyện nên ăn bát canh nóng. Đồng thời, không nên tập những động tác mạnh, vì người cao tuổi sáng ngủ dậy cơ bắp không được chặt, gân khớp xương còn cứng, nên trước khi tập phải khởi động gân khớp xương, để tránh họat động đột ngột xảy ra bất trắc. Đồng thời, người cao tuổi không nên làm việc gì quá sức; tránh để cơ thể nhiễm lạnh, không bất chợt ra nơi lộng gió, nhất là khi người đang ra nhiều mồ hôi. Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hòa nhiệt độ để không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Bác sĩ Võ Bảo Dũng lưu ý: “Đối với mọi thành viên trong gia đình cần có kế hoạch vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ ấm cho người già và trẻ em khi thời tiết chuyển lạnh. Cần đảm bảo tốt vệ sinh cá nhân cũng như công cộng nhằm hạn chế sự lây lan của các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa. Ăn uống cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng rượu bia vừa phải và có kiểm soát. Đối với trẻ em: người lớn cần quan tâm theo dõi, kiểm soát các hoạt động vui chơi của trẻ, tránh các tai nạn đáng tiếc như bỏng, đuối nước, điện giật… Đối với những người có bệnh mạn tính: cần duy trì các thói quen tốt để kiểm soát bệnh như tập thể dục đều đặn, ăn kiêng hợp lý, tránh sử dụng rượu bia quá mức, dùng thuốc đều đặn, không thức quá khuya… Chăc chắn rằng với ý thức tự kiểm soát của mỗi thành viên cũng như sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta sẽ có được một mùa xuân vui vẻ, an toàn và đảm bảo sức khỏe không chỉ cho gia đình mà cho cả cộng đồng”.

Tác giả bài viết: Thu Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập370
  • Máy chủ tìm kiếm228
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay54,607
  • Tháng hiện tại1,625,966
  • Tổng lượt truy cập44,002,492
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây