Phòng bệnh cho trẻ em

Thứ hai - 09/07/2018 14:22
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Khi trẻ sốt cao đột ngột, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo ho, thì phải nghĩ đến trẻ bị nhiễm vi rút cúm (hay còn gọi là sốt nhiễm siêu vi); trường hợp nặng hơn, trẻ thở khò khè và có biểu hiện khó thở có thể là viêm phế quản, viêm phổi ...; nếu kèm theo trẻ mọc những mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông phải nghĩ đến bệnh tay chân miệng; nếu sốt kèm theo bị sưng, đau ở hai bên má (mang tai) phải nghĩ đến bệnh quai bị; nếu sau khi sốt từ 1 – 2 ngày, trên da trẻ có biểu hiện phát ban (nốt sần tròn nhỏ) nhanh chóng lan nhanh khắp cơ thể và tứ chi, sau đó tiến triển nhanh thành bọng nước trong, 24 giờ sau chuyển qua bọng nước đục thì phải nghĩ ngay đến bệnh thủy đậu; nếu trẻ sốt cao liên tục từ 2 – 7 ngày, kèm theo các biểu hiện như phát ban, chấm xuất huyết trên da, chảy máu cam, chảy máu chân răng... thì phải nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết; Nếu trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, riêng trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày thì phải nghĩ đến bệnh tiêu chảy... Khi phát hiện trẻ có một trong các biểu hiện của các bệnh trên, phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, điều trị và tư vấn chăm sóc trẻ, đừng để bệnh chuyển nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Phòng bệnh cho trẻ em
Để phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt trong thời khắc giao mùa và mùa hè sắp tới, cần quan tâm đến một số nội dung phòng bệnh sau:
Luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là trẻ sơ sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu; cho bé sử dụng đồ ăn, nước uống ấm, tránh ăn những thức ăn nguội, lạnh, kem, nước đá; Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với khu vực có người hút thuốc lá, khói, bụi, chất thải nguy hại... hoặc tiếp xúc với những người có biểu hiện bị cúm, các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp khác, các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, tiêu chảy...
Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ như vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý 0,9%; lau rửa các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, nhà cửa bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, sau đó tráng qua nước sôi các vật dụng dùng để ăn/uống; rửa tay bằng xà phòng trước khi trẻ ăn (hoặc những người cho trẻ ăn), trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh; ăn chín, uống chín, không sử dụng thực phẩm gia súc/gia cầm bị ốm, chết, không rõ nguồn gốc, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra môi trường ...
Khi trẻ bị bệnh, cần tăng cường bú mẹ, ăn, uống các thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường và bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất từ rau/củ/quả ... để giúp trẻ tăng sức đề kháng cho cơ thể;
 Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch trình quy định của Bộ Y tế.

 

Tác giả bài viết: BS. HUỲNH VĨNH THU Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm182
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay75,382
  • Tháng hiện tại1,646,741
  • Tổng lượt truy cập44,023,267
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây