Hàng năm nước ta có nhu cầu từ 40.000 – 60.000 tấn dược liệu. Trong khi tổng sản lượng dược liệu được trồng hằng năm ước tính chỉ khoảng 3.000-5.000 tấn, do đó 60% - 70% được nhập từ nước ngoài; đáng nói là hàng nhập lậu và không rõ nguồn gốc chiếm tới 80% con số đó. Do đó, thị trường dược liệu ngày một sôi động, nhưng chất lượng dược liệu đang là một vấn đề nhức nhối của cả cộng đồng. Từ 2019 đến nay có 1 số thông tin trên các cơ quan báo chí như: vào 1/2019 hầu hết dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam đều là "rác". Tháng 12/2019 Công an Hà Nội bắt giữ 1.000 tấn dược liệu nhập lậu. Lật tẩy thủ đoạn lừa đảo bán thuốc đông y tại khu di tích Tây Thiên trên VTV1;... Đứng trước thực trạng như vậy, để giúp người dân và các đơn vị y tế chọn dược liệu đúng tránh bị nhầm lẫn; dưới đây là một số hình ảnh để phân biệt dược liệu không đúng, dược liệu giả.
Nhân sâm được phơi sau khi ngâm rượu (giảm hàm lượng hoạt chất) (Ảnh Thị Hường)
Dược liệu Kê huyết đằng (không đúng) Dược liệu Kê huyết đằng (Đúng)
Miếng dược liệu hình bầu dục không đều, dày 0.3-0.8cm. Mép màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắng hơi xám. Bề mặt màu nâu hơi đỏ hoặc nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch, có nhiều vân xếp thành hình bánh xe. Thể chất thô, dòn và dễ bẻ gãy. Miếng dược liệu hình bầu dục không đều thái chéo, dày 0.5-1cm. Mép có màu nâu thẩm, có nhiều xơ. Bề mặt màu nâu vàng, lỗ ra nhiều lỗ mạch, có nhiều vòng vân đồng tâm, màu nâu đen, ở giữa phiến có lõi tròn. Thể chất cứng dai, khó bẻ.
 
Dược liệu Thổ Phục Linh (không đúng) Dược liệu Thổ Phục Linh (đúng)
Miếng dược liệu to, dày và thô hơn, nhiều gân và xơ màu trắng hiện rõ trên mặt cắt của dược liệu. Miếng dược liệu mịn, mỏng, ít gân và xơ nổi lên mặt cắt của dược liệu.
Dược liệu Hoài sơn (không đúng) Dược liệu Hoài sơn (đúng)
Miếng dược liệu mềm mịn. mặt ngoài, bên trong màu trắng ngà, có gân xơ Miếng dược liệu cứng, vỏ ngoài màu vàng nâu, bên trong màu trắng ngà,
 
Dược liệu Thiên ma (không đúng) Dược liệu Thiên ma (đúng)
Mặt ngoài màu trắng đến nâu trắng, có vân nhăn dọc nổi rất rõ, không có vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng. Lát cắt dọc thường có màu vàng nâu đến nâu đỏ, có xơ màu trắng nhiều
 
Mặt ngoài màu trắng hơi vàng đến vàng nâu, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng, đôi khi thấy những dải nhỏ màu nâu. Lát cắt dọc thường có màu trắng hơi vàng, trên mặt cắt thường rải rác xơ màu trắng
 
Dược liệu Thăng ma (không đúng) Dược liệu Thăng ma (đúng)
Có ít mấu nhỏ Có nhiều mấu nhỏ
Dược liệu Ý dĩ (không đúng) Dược liệu Ý dĩ (đúng)
Kích thước bằng 1/3 hạt thật, rãnh hạt bé và ngắn hơn, rãnh nằm trên đỉnh hạt.
 
Hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, dài 0,5 cm đến 0,8 cm, đường kính 0,2 cm đến 0,5 cm. Mặt ngoài màu trắng hay trắng ngà, hơi bóng, đôi khi còn sót lại những mảnh vỏ quả màu đỏ nâu. Mặt trong có rãnh hình máng, đôi khi còn sót lại vỏ, ở đầu rãnh có một chấm màu nâu đen.
 
Thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Định, dược liệu dễ nhầm lẫn, giả mạo, dược liệu kém chất lượng vẫn còn; yêu cầu kiểm nghiệm dược liệu là một vấn đề luôn được quan tâm. Là cơ quan quản lý chất lượng thuốc tại địa phương, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm trong những năm qua đã cố gắng rất nhiều trong việc kiểm tra chất lượng dược liệu, phát hiện dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng lưu hành trên thị trường, góp phần vào việc ổn định chất lượng dược liệu trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân./.

 

Tác giả bài viết: Võ Thị Hường - TT KNDP-MP (Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm)