Sưng nướu răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ năm - 05/09/2019 10:24
Sưng nướu răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp trong nha khoa. Khi gặp bệnh viện răng miệng nha bạn sẽ thấy đau nhức khi ăn nhai, khó khăn khi nói chuyện. Sưng lợi (nướu răng) cũng là một trong những triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, nhiễm trùng nướu. Biết được nguyên nhân gây sưng nướu răng sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhằm giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây đã tổng hợp đầy đủ các thông tin về sưng lợi, hãy cùng theo dõi nhé!

Sưng nướu răng có nguy hiểm không?

Nướu răng (lợi) là phần ôm sát cổ răng và bao phủ chân răng. Bộ phận này đóng vai trò bảo vệ, giữ vững răng ổn định trên cung hàm. Khi sức khỏe của lợi bị suy giảm thì răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nướu răng khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt nhưng khi bị viêm nhiễm sẽ chuyển sang màu đỏ đậm. Nguyên nhân là do trong lợi có chứa rất nhiều mạch máu, khi bị viêm máu sẽ tích tụ lại khiến lợi đổi màu. 

Thông thường, sưng nướu răng chỉ diễn ra khi bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như ăn thực phẩm nóng, lạnh hoặc do các bệnh lý răng miệng gây ra. Khi lợi bị sưng nghiêm trọng, có thể che phủ răng. Hầu hết các trường hợp sưng lợi đều lành tính và có thể điều trị bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, nếu sưng nướu răng kéo dài khoảng 1 - 2 tuần gây đau nhức dữ dội, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám bởi nha sĩ. Bằng cách chụp X - quang bác sĩ sẽ giúp bạn tầm soát các vấn đề về răng miệng, từ đó ngăn chặn được tình trạng nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

 Lợi bị sưng nghiêm trọng, có thể che phủ răng

Nguyên nhân gây sưng nướu răng

Hầu hết nguyên nhân gây ra tình trạng sưng nướu răng là do chăm sóc răng miệng không đúng cách. Dưới đây là các yếu tố tiềm ẩn khiến lợi bị sưng:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sưng nướu răng. Khi bạn đánh răng sai cách sẽ khiến các mảng bám trên răng không được làm sạch. Mảnh vụn thức ăn tích tụ lại ở kẽ răng, đường viền nướu và chân răng, tạo điều kiện để vì khuẩn phát y cả gây sưng nướu răng.

  • Viêm lợi

Sưng nướu răng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm lợi. Nguyên nhân dẫn đến viêm nướu răng thường là do bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này có thể khiến bạn bị hôi miệng, răng lung lay, chảy máu hoặc mất răng,...

Chảy máu chân răng

  • Viêm nha chu

Viêm nha chu là biến chứng nghiêm trọng của sưng nướu răng. Đây là tình trạng lợi bị viêm nhiễm nặng. Trong một số trường hợp viêm nha chu có thể gây tụt lợi, làm chân răng lộ ra ngoài. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công khiến răng bị lung lay hoặc rụng.

  • Áp xe răng

Áp xe quanh răng và áp xe nha chu là hai loại bệnh lý răng miệng tạo thành ổ mủ và khiến lợi bị sưng tấy. Một số biểu hiện của tình trạng này bao gồm đau nhức, hơi thở có mùi hôi, miệng có vị lạ,...

Bên cạnh các nguyên nhân trên, sự thay đổi hormone, suy dinh dưỡng, đeo răng giả,... cũng có thể gây sưng nướu răng.

Áp xe răng gây đau nhức

Cách trị sưng nướu răng tại nhà

Nếu tình trạng sưng nướu răng không quá nghiêm trọng, bạn có thể điều trị ngay tại nhà, bằng những cách sau:

  • Sử dụng nước súc miệng

Bên cạnh đánh răng thường xuyên, bạn cũng nên hình thành thói quen sử dụng nước súc miệng để làm sạch mảng bám và vi khuẩn còn sót lại. Bạn có thể lựa chọn một số loại nước súc miệng sát khuẩn mạnh có chứa thành phần cetylpyridinium chloride. Trong trường hợp sưng nướu răng nặng, nha sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng dung dịch sát khuẩn đặc trị nếu cần.

Sử dụng nước súc miệng

  • Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có đặc tính sát khuẩn mạnh, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và sưng nướu răng hiệu quả. Pha nước muối loãng, ngậm từ 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 5 phút sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng. Bạn có thể hòa tan một muỗng cà phê muối với ít nước ấm, sau đó dùng để súc miệng. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng cách này vì muối cũng có khả năng bào mòn men răng.

  • Súc miệng bằng thảo dược.

Một số loại thảo dược như trà xanh, đinh hương, húng quế,... có chứa tinh dầu giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng sưng nướu răng. Chính vì thế, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn được điều chế bằng thảo dược trong khoảng 21 ngày sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe răng, lợi.

Súc miệng bằng thảo dược

Cuối cùng, bạn đừng quên đánh răng đều đặn và kỹ càng để làm sạch các mảng bám trên răng nhé!

Cách trị sưng nướu răng tại nha khoa

Nếu sưng nướu răng tiến triển nặng, phần lợi sưng to che kín răng thì các phương pháp điều trị tại nhà sẽ không có tác dụng. Lúc này, bạn bắt buộc phải đến nha khoa để được chữa trị đúng cách. Hiện nay, tại phòng khám có những kỹ thuật điều trị sưng nướu răng như sau:

  • Cạo vôi răng

Nguyên nhân phổ biến gây sưng nướu răng là do vôi răng tích tụ ở kẽ răng, đường viền nướu,... Chính vì thế lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và điều trị được bệnh lý răng miệng này.

Cạo vôi răng

  • Chích rạch áp xe răng

Áp xe răng khiến nướu răng bị sưng và hình thành ổ mủ. Trong trường hợp này nha sĩ sẽ chích rạch lợi để dẫn lưu mủ ra ngoài, sau đó sát khuẩn lại vùng bị viêm nhiễm.

  • Lấy tủy răng

Khi răng bị sâu đến tủy hoặc nhiễm trùng tủy cũng gây ra tình trạng sưng nướu răng. Chính vì thế, nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó lấp đầy ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Như vậy, sưng lợi mới có thể được điều trị triệt để.

  • Nhổ răng

Phương pháp này được áp dụng khi sưng nướu tiến triển nghiêm trọng, buộc phải nhổ răng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan đến răng kề cạnh.

Ngoài ra, trong khi điều trị áp xe răng, lấy tủy nha sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc kê đơn để giảm đau 

Nhổ răng

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích. Nếu như bạn đang tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị bệnh lý răng miệng thì có thể tham khảo qua Nha khoa Quốc tế DAISY.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập156
  • Máy chủ tìm kiếm85
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay34,945
  • Tháng hiện tại360,619
  • Tổng lượt truy cập23,227,804
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây