Ngành y tế với An toàn giao thông

Thứ ba - 23/04/2024 15:41
Vấn đề an toàn giao thông là một vấn đề mang tính toàn cầu cần có những nỗ lực hợp tác quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Những thương tích do mất an toàn giao thông gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Ngành y tế đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống phòng chống thương tích giao thông đường bộ và tham gia vào xây dựng chính sách đảm bảo An toàn giao thông.
Ngành y tế với An toàn giao thông
 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tai nạn giao thông đường bộ, tại Hội nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần thứ 57 đã thông qua nghị quyết: "An toàn giao thông và sức khoẻ". Nghị quyết đã nêu rõ vai trò của các cơ quan, ban ngành đoàn thể, và mọi người dân trong các hoạt động của chương trình phòng chống thương tích giao thông đường bộ (gồm cả giám sát thương tích, đánh giá các yếu tố nguy cơ, áp dụng biện pháp can thiệp trong cộng đồng để giảm thiểu thương tích, các hỗ trợ y tế trong chăm sóc nạn nhân (cả về tinh thần) và truyền thông về an toàn giao thông). Ngành y tế đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống phòng chống thương tích giao thông và phải tham gia vào xây dựng chính sách cho hệ thống này. Lồng ghép các hoạt đồng phòng chống thương tích giao thông đường bộ với các chương trình sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời, ngành y tế còn chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động trong lĩnh vực dịch tễ học, dự phòng và tuyên truyền, cũng như hệ thống chăm sóc cấp cứu nạn nhân trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn thương (chăm sóc cả tinh thần) và sau chấn thương (phục hồi chức năng). Nâng cao nhận thức cho người dân về các yếu tố nguy cơ gây tai nạn giao thông, chú trọng đến những yếu tố: lạm dụng rượu, thuốc an thần và sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông. Cần áp dụng những biện pháp dự phòng cụ thể nhằm từng bước kiểm soát tỉ lệ tử vong và thương tích do giao thông. Cưỡng chế thi hành luật lệ về giao thông với mọi đối tượng và mọi tầng lớp nhân dân (trường học, người sử dụng lao động...), nhất là vấn đề đội mũ bảo hiểm và sử dụng dây an toàn khi tham gia giao thông.
Nhằm giảm mạnh tỷ lệ tử vong và tai nạn thương tích do tai nạn giao thông  gây ra, chúng ta cần triển khai các chương trình dự phòng tập trung vào các nội dung: Sử dụng mũ bảo hiểm và dây an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông; không uống bia, rượu khi tham gia giao thông; tăng cường khả năng quan sát cho người tham gia giao thông (người đi bộ, người điều khiển xe gắn máy, ô tô…)…
Cùng với cả nước thực hiện An toàn giao thông, ngày 22/4/2024 Sở Y tế Bình Định ban hành Kế hoạch số 56/KH-SYT  triển khai Năm An toàn giao thông 2024 trong ngành y tế, với chủ đề: “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” để cán bộ y tế trong tỉnh thực hiện, với các nhiệm vụ trọng tâm:
 Nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý, điều hành trong công tác bảo đảm TTATGT; tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai các văn bản pháp luật về bảo đảm TTATGT trong ngành y tế.
 Kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với các tổ chức, cá nhân trong ngành y tế; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số với nội dung phù hợp, hình thức đa dạng, phong phú; lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị.
 Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về TTATGT đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành Giao thông vận tải, Công an, Y tế, Tài chính và các cơ quan chức năng có liên quan phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
 Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; cải thiện năng lực sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế thôn, bản, trạm y tế; nâng cao năng lực chuyên môn, phương tiện trang thiết bị y tế cho bệnh viện và các trung tâm y tế tuyến huyện nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận hiện trường và cứu chữa đa số thương tích cho nạn nhân tai nạn giao thông, khẩn trương xây dựng ứng dụng báo thông tin tai nạn giao thông trên nền tảng kỹ thuật số nhằm kịp thời nắm bắt thông tin để xử lý và khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông./.
                                                                                       
(Kế hoạch chi tiết)
 

Tác giả bài viết:     BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm110
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay3,290
  • Tháng hiện tại488,460
  • Tổng lượt truy cập46,296,177
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây