Ngày 19/12/2016 tại huyện Phù Mỹ, Lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã xuống tận cơ sở (xóm 4, thôn Vĩnh Lý, xã Mỹ Tài) kiểm tra, giám sát việc tập trung xử lý môi trường bằng hóa chất Cloramin B, hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước sinh hoạt bằng thuốc viên Aquatabs và Cloramin B trong những ngày sau lũ. Được biết, theo số liệu thống kê ngày 19/12/2016 của Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ về tình hình lũ lụt, toàn huyện có 06 xã, 25 thôn bị chia cắt hoàn toàn; 12.644 ngôi nhà, 6.774 giếng nước và 10549 hố xí bị ngập nước. Đến nay, cơ bản nước đã rút hết, huyện đang tiến hành xử lý nước sinh hoạt và xử lý môi trường để đảm bảo không để người dân thiếu nước sinh hoạt, không để các dịch bệnh phát sinh sau lũ lụt.
Bác sĩ Đỗ Văn Hoàng - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ cho biết: Đêm ngày 15/12 đã có 03 trạm y tế xã, thị trấn và Trung tâm Y tế huyện bị ngập nước có chỗ lên tới 0,8m. Tuy nhiên, với lực lượng tại chỗ, cán bộ y tế huyện đã vận chuyển thuốc, hóa chất lên cao không để nước lũ làm hư hỏng. Đồng thời, với số lượng thôn bị thiệt hại 106/168 thôn trên toàn huyện diện tích rộng nên Trung tâm chỉ đạo cho Đội Y tế dự phòng phân công cán bộ đứng chân địa bàn phối hợp với cán bộ y tế xã và lực lượng y tế thôn đã đến từng nhà dân triển khai việc súc rửa, khử trùng giếng nước, xử lý nhà tiêu bị ngập, hỏng; tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, thu gom, xử lý rác thải, xác súc vật chết tại các khu vực bị ngập úng. Hướng dẫn người dân biết cách bảo vệ nguồn nước, xử lý nguồn nước ăn uống, nước sinh hoạt và xử lý vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút bằng hóa chất Cloramin B. Đã cấp phát 2.800 viên Cloramin B và 173 kg Cloramin B bột và sẽ tiếp tục cấp 25.000 viên Cloramin B và 173 kg Cloramin B bột cho các địa phương và hộ gia đình khử khuẩn giếng nước v à xử lý vệ sinh môi trường. Tổ chức giám sát chặt chẽ các dịch bệnh thường xảy ra trong và sau bão lụt, chú ý các bệnh ngoài da, các bệnh lây theo đường tiêu hóa nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để không để lây lan ra diện rộng và tử vong vì dịch bệnh do hậu quả của bão lụt.
Toàn huyện có 03 trạm y tế xã, thị trấn và Trung tâm Y tế dây nịt lv huyện bị ngập nước có chỗ lên tới 0,8m; 06 xã, 25 thôn bị chia cắt hoàn toàn; 12.644 ngôi nhà, 6.774 giếng nước và 10549 hố xí bị ngập nước. Đã cấp phát 2.800 viên Chloramin B và 173 kg Chloramin B bột và sẽ tiếp tục cấp 25.000 viên Chloramin B và 173 kg Chloramin B bột cho các địa phương và hộ gia đình khử khuẩn giếng nước và xử lý vệ sinh môi trường. |
Ông Thân Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Mỹ Tài cho biết: Từ trước đến nay, tôi chưa từng thấy tốc độ nước lên nhanh, ngập sâu như thế. Toàn xã có 12 thôn nhưng chỉ còn lại 03 thôn là không bị chia chắt hoàn toàn vào thời điểm lũ lên cao, 1.478 giềng nước bị ngập làm nguồn nước bị nhiễm bẩn, bùn đất tồn đọng, rác thải và xác động vật chết nhiều gây nguy cơ phát sinh dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại, hầu hết các thôn nước đã rút chúng tôi đang xử lý nguồn nước sinh hoạt và tiến hành vệ sinh xử lý môi trường ở các thôn đã bị ngập sâu trong nước.
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ phải huy động mọi lực lượng tập trung khắc phục hậu quả, thiệt hại do thiên tai gây ra, tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả sau lũ lụt. Đặc biệt chú ý công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ với mục tiêu không để các dịch bệnh phát sinh và lây lan sau lũ. Đồng thời, Trung tâm Y tế huyện đảm bảo việc cung ứng đủ thuốc và các hóa chất cho các trạm y tế cho công tác phòng chống bão lũ; hóa chất cloramin B phải được cấp tận tay cho người dân và phân công cán bộ y tế giám sát việc xử lý nước và vệ sinh môi trường được tiến hành một cách nhanh nhất và đúng quy định.
Được biết, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chuẩn bị cấp thêm cho huyện
dây lưng nam Phù Mỹ theo nhu cầu của huyện là 50.000 viên Cloramin B và 620 kg Cloramin B bột nhằm cơ bản đáp ứng đủ hóa chất để xử lý môi trường, xử lý nước. Đồng thời, tổ chức giám sát, cử cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị y tế tuyến dưới triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút.
Đến nay, tất cả các địa phương trong huyện bị ảnh hưởng bởi mưa lũ lụt trên địa bàn đều đang thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó và xử lý các giếng nước đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn. Đồng thời tổ chức tuyên truyền khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp cấp, cảm cúm…./.