Thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình Sức khỏe Việt Nam

Thứ tư - 20/01/2021 15:11
Căn cứ Chương trình Sức khỏe Việt Nam theo Quyết định 1092/QĐ-TTg 2018, ngày 2/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: Xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Chương trình hướng đến 3 mục tiêu cụ thể là: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; Thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình Sức khỏe Việt Nam

Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2019  đến năm 2030. Từ năm 2031 trở đi, căn cứ thực trạng, nhu cầu và kết quả thực hiện của chương trình đã triển khai để xác định mục tiêu và các lĩnh vực ưu tiên tiếp theo của chương trình Sức khỏe Việt Nam. Các chỉ tiêu đến năm 2025 và 2030 của từng lĩnh vực:

                           Nội dung lĩnh vực Năm 2025 Năm 2030
                         Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý    
1) Giảm tỷ lệ trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi <20% <15%
2) Khống chế tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì <12% <10%
3) Tăng chiều cao trung bình của thanh niên (18 tuổi)
– Nam (cm)
– Nữ (cm)
   
167
156
168,5
157,5
4) Giảm tỷ lệ người trưởng thành ăn thiếu rau/ trái cây 50% 45%
5) Giảm mức tiêu thụ muối /người/ngày (gam) <8g <7g
                       Tăng cường vận động thể lực    
6) Giảm tỷ lệ người dân thiếu vận động thể lực:    
– Người 18 – 69 tuổi 25% 20%
– Trẻ em 13 – 17 tuổi 60% 40%
                    Phòng chống tác hại của thuốc lá    
7) Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành 37% 32,5%
8) Giảm tỷ lệ hút thuốc thụ động của người dân
– Tại nhà
– Nơi làm việc
   
50%
35%
40%
30%
                        Phòng chống tác hại của rượu, bia    
9) Giảm tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại ở nam giới trưởng thành 39% 35%
                                  Vệ sinh môi trường    
10) Tăng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch
– Nông thôn
– Thành thị
   
75%
90%
90%
95%
11) Tăng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
– Nông thôn
– Thành thị
   
85%
>95%
100%
100%
12) Tăng tỷ lệ người dân rửa tay với xà phòng (trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh) 50% 70%
                                 An toàn thực phẩm    
13) Giảm số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể từ 30 người mắc/vụ trở lên (so với trung bình giai đoạn 2011-2015) 10% 20%
14) Tăng tỷ lệ người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm 90% >95%
15) Tăng tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm 90% >95%
                     Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh    
16) Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ:
– 12 loại vắc xin
– 14 loại vắc xin
>95% >95%
17) Tăng tỷ lệ trường học bán trú, nội trú có tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh
– Trường mầm non
– Trường tiểu học
70%
75%
90%
100%
18) Tăng tỷ lệ học sinh được tầm soát phát hiện giảm thị lực, được kê đơn kính và được hướng dẫn rèn luyện thị lực 40% 60%
        Phát hiện và quản lý một số bệnh không lây nhiễm    
19) Tỷ lệ trạm y tế cấp xã thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến 95% 100%
20) Tăng tỷ lệ phát hiện tăng huyết áp 50% 70%
21) Tăng tỷ lệ quản lý tăng huyết áp 25% >40%
22) Tăng tỷ lệ phát hiện đái tháo đường 50% 70%
23) Tăng tỷ lệ quản lý đái tháo đường >30% >40%
24) Tăng tỷ lệ người thuộc đối tượng nguy cơ được khám phát hiện sớm ung thư (Ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng) 40% 50%
                          Quản lý sức khỏe người dân    
25) Tỷ lệ người dân được được quản lý, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng 90% 95%
                     Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi    
26) Tỷ lệ trạm y tế cấp xã triển khai chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng và gia đình 100% 100%
                     Chăm sóc sức khỏe người lao động    
27) Tỷ lệ người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được phát hiện bệnh nghề nghiệp 50% 70%
28) Tỷ lệ xã thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe lao động cơ bản cho người lao động trong khu vực không có hợp đồng lao động (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và làng nghề,…)
 
40% 50%

Tác giả bài viết: Phan Văn Hớn - Khoa TT-GDSK - Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm148
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay16,170
  • Tháng hiện tại501,340
  • Tổng lượt truy cập46,309,057
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây