Người khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh được khám chỉ định, cung cấp dụng cụ trợ giúp.

Thứ hai - 29/10/2018 10:48
Công tác phục hồi chức năng(PHCN) trong cộng đồng trong nhiều năm qua luôn được ngành y tế tỉnh coi trọng, đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp cận các DCTG( DCTG) có chất lượng cho người khuyết tật ( NKT) vận động, từ đó tạo điều kiện cho NKT hòa nhập tốt hơn trong cuộc sống. Trong 2 năm vừa qua Dự án “ Hỗ trợ người khuyết tật vận động tại Bình Định giai đoạn 2016-2020” do Tổ chức IC/VVAF thực hiện từ nguồn kinh phí của USAID đã đạt được một số kết quả khả quan.
Người khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh được khám chỉ định, cung cấp dụng cụ trợ giúp.
Dự án “Hỗ trợ người khuyết tật vận động” giai đoạn 2016 - 2020 do USAID tài trợ thông qua Tổ chức Trung tâm Quốc tế (IC) được UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện trên địa bàn 03 huyện Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã An Nhơn với 3 hợp phần triển khai: Đánh giá nhu cầu, cung cấp và theo dõi sử dụng DCTG cho NKT vận động; Triển khai các khóa tập huấn ngắn hạn cho cán bộ cộng đồng, cho NKT và người nhà về quản lý, sử dụng DCTG; Truyền thông, thông tin cho cộng đồng về DCTG. Đến tháng 30/9/2018, dự án đã đạt được nhiều kết quả cao.
Tổng số NKT được chỉ định cấp DCTG là 925 người trong số 1548 người được khám sàng lọc chiếm tỷ lệ 59,75%, trong đó đã hoàn thành khám sàng lọc 13/13 xã của huyện Tuy Phước, 8/15 xã của huyện An Nhơn, 10/15 xã của huyện Tây Sơn. Các trường hợp NKT đặc biệt nặng được khám tại nhà. Các dụng cụ hỗ trợ bao gồm: xe lăn, xe lắc, nạng, gậy, khung tập đi, các dụng cụ chỉnh hình như chân tay giả, máng, nẹp, giày…Ngoài ra dự án còn tổ chức các buổi họp nhóm giữa những NKT vận động đã nhận DCTG và những người có nhu cầu DCTG tại các xã. Qua các buổi họp này, NKT chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng DCTG, những thay đổi sau khi được nhận dụng cụ và có thêm các thông tin về chính sách, dịch vụ cho NKT tại địa phương; Theo dõi, cập nhật thông tin về NKT và việc bảo quản, sử dụng DCTG để có sự hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh là cơ quan đầu mối chuyên môn tổ chức thực hiện dự án, việc đánh giá, xác định khuyết tật theo WHO, áp dụng mô hình ICF vào đánh giá và chỉ định DCTG cho NKT, tổ chức tập huấn cho đội ngũ y tế xã, y tế thôn bản của 30/43 xã tại 03 huyện dự án về cách xác định NKT vận động, chức năng và cách sử dụng các loại DCTG, các vấn đề liên quan đến giới với sự tham gia của 357 cán bộ y tế thôn bản; tập huấn cho 669  NKT, người nhà NKT quản lý, sử dụng DCTG; hướng dẫn Trạm Y tế xã theo dõi, cập nhật thông tin về NKT vào phần mềm quản lý và việc bảo quản, sử dụng DCTG.
Để công tác hỗ trợ NKT vận động đạt hiệu quả cao,  dự án phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tổ chức chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về nhu cầu của NKT, về DCTG nhân ngày Quốc tế NKT 3/12, và ngày NKT Việt Nam 18/4 tại 03 huyện triển khai dự án; cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng DCTG tại trạm y tế và tại nhà cho NKT/người nhà NKT nhận DCTG.
Trường hợp như anh Lê Hồng Kiệt ở phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn là một ví dụ. Năm 22 tuổi trong một vụ tai nạn giao thông đã lấy đi đôi chân, suốt 41 năm qua, anh đi lại sinh hoạt rất khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của dự án, anh đã vươn lên số phận để khẳng định mình như bao người bình thường khác. Với DCTG là chân giả dưới gối phải, chân giả trên gối trái và một cặp nạn đã giúp anh trong việc mưu sinh cải thiện cuộc sống. Hiện tại tuy sức khỏe có phần hạn chế nhưng nhờ sự chịu khó, biết cách trao đổi mua bán với khách hàng, hằng ngày anh rong ruổi trên các nẻo đường thị xã An Nhơn bán vé số dạo. Anh chia sẻ: “đôi chân giả vừa vặn từ dự án như là người bạn đồng hành mỗi ngày của tôi, có nó tôi  dễ dàng đi lại hơn để bán vé số dạo, mỗi ngày kiếm thêm được 70 đến 100 ngàn, tuy rất vất vả nhưng cuộc sống hai vợ chồng no ấm hơn”
Tương tự anh Kiệt, nhiều NKT ở Thị xã An Nhơn và các huyện Tây Sơn, Tuy Phước được dự án hỗ trợ DCTG đã có nhiều cả thiện đáng kể trong sinh hoạt, mặc dù sự cải thiện ấy không phải một sớm một chiều đã mang lại hiệu quả, nhưng những sự hỗ trợ từ DCTG và tinh thần đã phần nào giúp cho nhiều gia đình có NKT đỡ vất vả hơn trong khâu chăm sóc NKT và họ có thêm nghị lực sống, vượt qua những đau khổ của bản thân, phấn đấu nổ lực  vươn lên cải thiện đáng kể hơn so với cuộc sống trước đây của họ.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo bên cạnh tăng cường công tác truyền thông, thông tin cộng đồng về các DCTG và các dịch vụ hỗ trợ dự án  sẽ tiếp tục triển khai khám sàng lọc tại các xã còn lại thuộc huyện An Nhơn và Tây Sơn trong năm 2019 theo kế hoạch ; Củng cố và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng, tăng cường hiệu quả sử dụng DCTG cho NKT tại 3 huyện triển khai dự án./.

 

Tác giả bài viết: BS. Lê Ngọc Thường - Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay1,061
  • Tháng hiện tại99,488
  • Tổng lượt truy cập52,717,829
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây