VIÊM PHỔI Ở TRẺ - ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI, NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG

Thứ hai - 09/12/2019 15:44
Hiện nay, thời tiết thuận lợi cho bệnh viêm phổi phát triển ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi, là nhóm có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.
Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm phổi cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời
Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm phổi cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời
Bác sĩ Phạm Văn Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Viêm phổi do rất nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là: viêm phổi thể do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất... Trẻ em có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng. Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá của người lớn. Tuổi đi học mẫu giáo hay nhà trẻ, nơi đông người… là những đối tượng trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao. Trẻ bị viêm phổi biểu hiện ban đầu với sốt, ho khan, chảy mũi nước, mệt mỏi sau đó ho có đàm, thở nhanh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời trẻ sẽ có những dấu hiệu nặng hơn như: tím tái da niêm mạc, thở rút lõm lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm trên ức, phập phồng cánh mũi, thở rên…dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt trẻ dưới 12 tháng tuổi và kèm dị tật bẩm sinh”.
hình 2
Cán bộ y tế khám bệnh tai mũi họng cho trẻ tại cơ sở y tế
Đáng chú ý, khi cho trẻ uống thuốc phải uống đủ liều bác sĩ kê cho trẻ kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Trong quá trình uống thuốc có thể trẻ sẽ bị tiêu chảy nên bác sĩ kê men vi sinh cho trẻ sử dụng khi dùng một số loại kháng sinh dễ gây tiêu chảy và uống cách xa kháng sinh khoảng 2 giờ đồng hồ. Trong quá trình điều trị cho trẻ cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Hạ sốt nếu trẻ sốt trên 380C. Giảm ho bằng cách dùng các loại siro ho thảo dược không có chống chỉ định, có thể giúp dễ chịu hơn.
Để phòng bệnh viêm phổi cần nâng cao sức đề kháng của trẻ thông qua việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cho ăn đúng. Các bậc phụ huynh thường xuyên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ để biết được tình trạng dinh dưỡng. Ngoài ra cần cải thiện môi trường sống, để tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, như: nhà ở phải thoáng mát, thường xuyên vệ sinh nhà sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc môi trường có khói thuốc. Hạn chế việc tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh ở đường hô hấp (ho, sốt...). Vệ sinh mũi họng: nếu trẻ đã biết xúc miệng, thì cho trẻ xúc họng bằng nước muối sinh lý, nhỏ nước muối sinh lý sau khi ngoài đường tiếp xúc với khói bụi, cần mang khẩu trang cho trẻ để tránh hít phải bụi đường. Tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt chú ý các mũi tiêm phòng lao, sởi, HiB, phế cầu, cúm.

 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay11,078
  • Tháng hiện tại195,077
  • Tổng lượt truy cập52,813,418
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây