Trong 9 tháng đầu năm 2018, công tác chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh được duy trì và tăng cường; tổ chức khám và theo dõi quản lý thai đạt 100% so với kế hoạch, tương đương năm 2017, tỷ lệ bà mẹ có thai được khám thai 3 lần trở lên trong thai kỳ năm 2018 đạt 96%, tăng 6,68% (năm 2017 đạt 89,32%); tỷ lệ bà mẹ đẻ được tiêm phòng uốn ván đủ liều năm 2018 đạt 98,58%, (năm 2017: đạt 100), tỷ lệ bà mẹ trong diện sinh đẻ tại cở sở y tế 94,58%, (năm 2017; 89,81%), tỷ lệ bà mẹ được thăm khám sau đẻ tại nhà đạt 99,59% (năm 2017:100%). Thông tin, giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản được triển khai sâu rộng, thực hiện lồng ghép với các hoạt động Hội, đoàn thể các cấp. Phối hợp với các Trung tâm Dân số - KHHGĐ triển khai 01 đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các xã đặt biệt khó khăn.
Về Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em các hoạt đông tư vấn, thăm gia đình đối tượng vẫn được duy trì cho 1.033 lựợt gia đình có trẻ <24 tháng tuổi; 380 lượt gia đình có phụ nữ có thai; 2.669 lượt gia đình có trẻ<5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể và các đơn vị liên quan tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn kiến thức về chăm sóc bà mẹ có thai, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, chăm sóc trẻ bệnh… lồng ghép với các hoạt động của các hội nhằm giúp các gia đình hội viên nuôi con khỏe, dạy con ngoan, không để con bị suy dinh dưỡng.
Hàng tháng, việc cân trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai vẫn được duy trì thường xuyên, với trên 96% trẻ em<24 tháng tuổi và phụ nữ có thai được theo dõi. Chiến dịch cân, đo trẻ <5 tuổi đã được triển khai đúng tiến độ vào tháng 5, tháng 6, thực hiện chăm sóc trẻ em ngay từ khi sinh. Tập trung chăm sóc trong 2 năm đầu với các giải pháp về nuôi con bằng sữa mẹ, thức ăn bổ sung, bổ sung vitamin A, vệ sinh, phòng chống nhiễm giun, theo dõi biểu đồ tăng trưởng cả về chiều cao và cải thiện chất lượng chăm sóc khi trẻ bị bệnh, chăm sóc tại gia đình cũng như tại các nhà trẻ, mẫu giáo… lồng ghép vào chương trình xóa đói, giảm nghèo; hiện nay, đưa hoạt động dinh dưỡng vào các chương trình hành động của các đoàn thể xã hội, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau (tăng cường sắt vào nước mắm, gạo, bột mỳ, thức ăn bổ sung). Tăng cường cam kết của nhà nước, các cấp ủy Đảng, ban ngành đoàn thể đối với hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng. Chăm sóc dinh dưỡng theo hướng “chu kỳ vòng đời”, quan tâm chăm sóc đặc biệt tới các phụ nữ trước khi có thai, trong khi có thai góp phần giảm suy dinh dưỡng bào thai. Đây là điểm mấu chốt của chiến lược can thiệp. Các chăm sóc dinh dưỡng cần tập trung vào nhóm nữ vị thành niên, phụ nữ có thai với 2 vấn đề: giải quyết thiếu vi chất dinh dưỡng và thiếu năng lượng trường diễn. Các giải pháp bao gồm bổ sung sắt/axit folic, phòng chống giun sán, giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc thai sản và thay đổi thực hành vệ sinh, thực hành dinh dưỡng khi có thai, nuôi con bú…
Thực hiện tốt kế hoạch hành động và bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2015-2020; chú trọng và đẩy mạnh chăm sóc, quản lý thai nghén, giảm tỷ lệ tai biến sản khoa; duy trì hiệu quả chương trình phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động của Chiến lược Quốc gia về Dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2015-2020. Tiếp tục triển khai chiến dịch cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đến các xã khó khăn trên địa bàn huyện.
Trong thời gian tới Trung tâm Y tế huyện tiếp tục truyền thông bằng nhiều hình thức, giúp người dân có ý thức, từ đó thay đổi thói quen thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, chủ động tiếp cận với các dịch vụ y tế an toàn và có chất lượng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc dinh dưỡng trẻ em; phối hợp cơ sở giáo dục mở các lớp truyền thông cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện vị thành niên, tư vấn, xử trí các rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh cho các đối tượng trên địa bàn huyện…