Phòng bệnh cúm mùa

Thứ tư - 31/08/2022 14:59
Bệnh cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi, khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.
Phòng bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong .
Thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan. Để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân cần thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khỏe.
3. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm. 
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời./.
Các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm:
1. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H7N9) ở người ban hành kèm theo Quyết định số 1176/QĐ-BYT ngày 10/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định số 2078/QĐ-BYT ngày 23/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) ban hành kèm theo Quyết định số 2762/QĐBYT ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BYT 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,587
  • Tháng hiện tại175,386
  • Tổng lượt truy cập52,793,727
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây