Nhận biết và điều trị bệnh trầm cảm

Thứ năm - 20/06/2019 09:03
Trầm cảm xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, bởi vậy tất cả mọi người đều có thể mắc trầm cảm. Tuy nhiên rối loạn này xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Có 3 nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn là học sinh và thanh thiếu niên, phụ nữ trước và sau sinh và người cao tuổi. Nguyên nhân gây ra kết hợp bởi nhiều yếu tố như xã hội, tâm lý và sinh học. Thường xảy ra ở những người bị stress sau khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống như thất nghiệp, mất người thân, đổ vỡ mối quan hệ, mâu thuẫn gia đình, thất bại trong học tập, khủng hoảng tinh thần… hoặc sau khi mắc một số bệnh, đặc biệt là các bệnh nặng, bệnh mạn tính như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ...
Nhận biết và điều trị bệnh trầm cảm
       Việc nhận biết về trầm cảm và tuân thủ điều trị trầm cảm còn nhiều hạn chế. Nhiều người không biết mình bị trầm cảm và không thừa nhận mình bị trầm cảm, một số người thì thì cho rằng bệnh nào về tâm thần cũng đều coi là trầm cảm, dẫn đến hợp tác điều trị không hiệu quả.
       Trong các giai đoạn trầm cảm điển hình thuộc ba loại trầm cảm được mô tả ở các mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Người bị trầm cảm điển hình thường có khí sắc trầm, khí sắc giảm thay đổi ít từ ngày này qua ngày khác và không tương ứng với hoàn cảnh, càng về sau càng rõ. Giảm hoặc mất sự quan tâm, thích thú với những hoạt động thường thích làm. Giảm hoạt động, giảm năng lượng dẫn đến gia tăng mệt mỏi, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ. Có thể có những triệu chứng khác như giảm sút sự tập trung và sự chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, có những ý tưởng bị tội và không xứng đáng, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng,.. thời gian kéo dài từ hai tuần trở lên, nhưng cũng có thể thời gian ngắn hơn 2 tuần nếu các triệu chứng nặng như có ý tưởng và hành vi tự sát. Trầm cảm không được chữa trị sẽ trở thành vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống hằng ngày. Trong trường hợp xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Nghiên cứu cho thấy người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác.
       Nguyên tắc chung điều trị trầm cảm bao gồm phải đánh giá nhiều mặt, điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị đòi hỏi phải có sự đánh giá đầy đủ bao gồm bệnh sử, tiền sử; cả tiền sử lạm dụng chất và mưu toan tự sát. Thông tin về hoàn cảnh sống hiện tại và các stress gần đây là quan trọng. Đánh giá tình trạng thể chất hiện tại và các bệnh kèm theo. Sử dụng thuốc chống trầm cảm cần đòi hỏi phải cân nhắc các mặt sinh học, tâm lý, xã hội là cần thiết. Trầm cảm nhẹ có thể sử dụng các biện pháp can thiệp về tâm lý mà không cần dùng thuốc. Trầm cảm vừa và nặng  được điều trị ngoại trú kết hợp với các liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi, liệu pháp tương tác cá nhân…Nếu có ý tưởng và hành vi tự sát hoặc các triệu chứng loạn thần kèm theo thì được chỉ định nhập viện.
       Đối với trẻ dưới 12 tuổi, tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các cơ sở y tế không kê đơn thuốc chống trầm cảm. Những trẻ này cần được can thiệp bằng liệu pháp tâm lý. Nếu các can thiệp này không hiệu quả, thì có thể cân nhắc dùng thuốc chống trầm cảm fluoxetine mà không dùng thuốc chống trầm cảm khác.
      Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cân nhắc việc dùng thuốc chống trầm cảm. Nếu liệu pháp can thiệp tâm lý không hiệu quả, có thể sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, khởi đầu điều trị bằng liều dùng thấp nhất có thể. Thông thường các thuốc chống trầm cảm cần có thời gian khoảng 2 tuần mới thể hiện đầy đủ hiệu quả của thuốc hoặc có loại chỉ cải thiện triệu chứng sau 4 tuần. Người bệnh được yêu cầu quay lại khám hàng tuần, ít nhất là trong bốn tuần đầu. Duy trì điều trị trong 6 đến 12 tháng và được theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Hiện nay, có nhiều có nhiều quan niệm sai lầm về vấn đề tuân thủ điều trị; Người bệnh cho rằng uống thuốc thời gian nhiều như vậy là có hại, gây mất trí nhớ…Nhưng những nghiên cứu gần đây cho rằng sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể ngăn chặn chứng mất trí vì chúng ức chế sự phát triển của mảng bám amyloid-beta trong não- một trong những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ.
     Có thể nói bệnh lý trầm cảm là “ Khoảng lặng” của cuộc đời, hãy cùng đồng hành với bác sỹ chuyên khoa để giúp bạn vượt qua khoảng lặng đó.

Tác giả bài viết: BSCKII NGUYỄN THỊ ĐỊNH-PGĐ Bệnh viện Tâm thần Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm106
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay5,614
  • Tháng hiện tại490,784
  • Tổng lượt truy cập46,298,501
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây