Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Thứ bảy - 06/01/2024 11:02
Sáng ngày 05/01/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự Hội nghị có BSCKII. Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế; Ban giám đốc cùng tập thể viên chức Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh; đại biểu các Chi cục: Dân số - KHHGĐ và An toàn vệ sinh thực phẩm và 11 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe Báo cáo kết quả hoạt động năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Trong năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chú trọng xây dựng các kế hoạch chương trình thuộc lĩnh vực y tế dự phòng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, ban, ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt hiệu quả. Với những kết quả nổi bật: Thực hiện đạt và vượt 11/12 chỉ tiêu chương trình y tế dân số (01 chỉ tiêu TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi không đạt do yếu tố khách quan thiếu nguồn vắc xin TCMR trung ương cấp), chương trình triển khai sớm, tích cực, bám sát tiến độ, chỉ tiêu và kết quả tỷ lệ giải ngân cao hơn so với năm 2022; Tiếp tục giữ vững loại trừ sốt rét, công nhận 02 huyện Hoài Ân và An Lão loại trừ sốt rét; Số bà mẹ mang thai đẻ tại nhà và số bà mẹ đẻ tại nhà không có CBYT đỡ giảm rõ rệt: Năm 2023 có 18 ca đẻ tại nhà, 05/18 ca đẻ tại nhà không có CBYT đỡ. (Năm 2022: 45 ca đẻ tại nhà, 35/45 ca đẻ tại nhà không có CBYT đỡ); Thực hiện tốt công tác đấu thầu đảm bảo mua đủ hóa chất diệt KST SR; hóa chất diệt bọ gậy, muỗi SXH cho năm 2023 và 2024; mua 21 máy phun HC diệt muỗi SXH đeo vai cấp các địa phương... Trong năm 2023, dịch SXH được khống chế,toàn tỉnh đãghi nhận 2.870 ca bệnh sốt xuất huyết và 162 ổ dịch, không có trường hợp tử vong, thấp hơn so với năm 2022 (7.481 ca và 350 ổ dịch). Các dịch bệnh khác: ghi nhận 1.172 ca bệnh tay chân miệng, không có trường hợp tử vong; 02 ca bệnh sốt rét ngoại lai, không có ca tử vong; không có ca mắc và tử vong do dại; 754 ca cúm mùa, trong đó có 01 ca tử vong do cúm A (H1pdm); 01 trường hợp đậu mùa khỉ; giám sát 07 ca SPB, trong đó có 01 trường hợp Rubella; giám sát 01 trường hợp nghi ho gà, chưa có KQXN; giám sát 03 ca liệt mềm cấp (01 trường hợp âm tính, 02 trường hợp chưa có KQXN); Cúm A (H5N1), Cúm A (H7N9), Ebola không ghi nhận ca bệnh. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác mắc rải rác, không thành dịch. Đối với tiêm chủng mở rộng, năm 2023, đã tiếp nhận và cấp phát cho các địa phương 118.596 liều vắc xin phòng Covid-19 các loại. Cho đến nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng đủ liều cơ bản đạt 99,2%; trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ liều cơ bản đạt 100%; từ 5-11 tuổi mũi 1 đạt 93,5% và tiêm mũi 2 đạt 71,8%. Các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm như khám sàng lọc, phát hiện, ghi nhận, quản lý, khám định kỳ, kiểm tra, tư vấn hàng tháng cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường và khám bướu cổ được thực hiện thường xuyên; các hoạt động quản lý bệnh ung thư tại cộng đồng được triển khai theo kế hoạch đề ra. Đối với 02 Chương trình mục tiêu quốc gia: Hoạt động Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững đã triển khai các hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng có hiệu quả. Và Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em với các hoạt động được thực hiện tại các địa phương như công tác chăm sóc sau sinh, truyền thông nhóm cho các bà mẹ mang thai và bà mẹ nuôi con nhỏ và các hoạt động làm mẹ an toàn; chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số; hỗ trợ để cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ bao gồm các trường hợp khẩn cấp, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh; tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ -trẻ em. Bên cạnh đó, các hoạt động khác như truyền thông giáo dục sức khỏe; sức khỏe môi trường và y tế trường học; phòng chống HIV/AIDS, kiểm dịch y tế quốc tế, bệnh nghề nghiệp… được triên khia thực hiện theo kế hoạch đề ra và đạt hiệu quả. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến khắc phục một số tồn tại, hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phụcđể thực hiện có hiệu quả hơn công tác y tế dự phòng tại tuyến cơ sở về trong năm 2024.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị,BSCKII. Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế đã đánh giá cao những kết quả mà Trung tâm đã đạt được trong năm 2023, đồng thời chỉ ra các vấn đề còn tồn tại, thách thức. Trung tâm cần có những giải pháp khắc phục khó khăn, tồn tại; tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn; chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, khoanh vùng sớm, dập dịch sớm và chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư y tế, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả; triển khai các Chương trình Y tế - Dân số và Chương trình mục tiêu quốc gia đúng tiến độ đề ra; triển khai công tác phòng chống thiên tai và phòng chống cứu nạn kịp thời; tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc và hỗ trợ tuyến cơ sở các mặt hoạt động; thực hiện công tác tham mưu cho Sở Y tế về hoạt động đào tạo, nhân lực, tổ chức bộ máy, tài chính để triển khai một cách hiệu quả đến người dân; thực hiện công tác tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm tăng tỷ lệ bao phủ miễn dịch trong cộng đồng; tăng cường phát triển dịch vụ khám bệnh nghề nghiệp, đo quan trắc môi trường để đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động; một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, suy dinh dưỡng, phòng bệnh ung thư cổ tử cung… triển khai theo đúng quy định; nâng cao năng lực lập kế hoạch và tập trung lập ngay các kế hoạch thuộc chương trình dự án để sớm phê duyệt triển khai các hoạt động năm 2024./.
Tác giả bài viết: Thu Phương - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh