Viêm não do vi rút, nguyên nhân và cách phòng

Thứ tư - 25/07/2018 15:36
Viêm não vi rút là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở mô não, có thể lan tỏa hay khu trú do virus gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 8. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nhanh, nặng, phức tạp có tỷ lệ tử vong và di chứng cao, gặp nhiều lứa tuổi ở trẻ em.
Viêm não Nhật Bản B: lưu hành ở hầu hết các địa phương nước ta, thường gây dịch vào các tháng 5, 6, 7, 8 và gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 2 đến 8; lây truyền qua trung gian muỗi đốt.
Viêm não cấp do các virus đường ruột như: EV71, Coxakie ( gây bệnh tay chân miệng): bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là từ tháng từ 3 đến 6; thường gặp ở trẻ nhỏ và lây truyền qua đường tiêu hoá.
Viêm não cấp do virus Herpes Simplex: bệnh xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi (HSP typ 1). Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh viêm não cấp do HSP typ 2.
Các loại virus khác ít gặp hơn có thể xảy ra rải rác quanh năm với các bệnh cảnh riêng; các virus cúm, sởi, quai bị, Rubella, Adenovirus, Epstein-Barr, HIV, Cytomegalovirus...
Biểu hiện bệnh thường có 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát: sốt thường xảy ra đột ngột, liên tục 39-400C, nhưng cũng có khi sốt nhẹ; nhức đầu, quấy khóc, kích thích, kém linh hoạt, nôn mửa. Có thể có các triệu chứng khác tùy theo loại virus như: ho, chảy nước mũi; tiêu chảy, phân không có nhầy, máu; phát ban: mẩn đỏ, bọng nước hoặc ban ở lòng bàn tay, bàn chân kèm loét miệng (bệnh tay - chân - miệng gặp ở viêm não do Enterovirus 71).
Sau giai đoạn khởi phát là giai đoạn toàn phát các biểu hiện thần kinh nhanh chóng xuất hiện như: rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như: ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê, co giật; có thể có các dấu hiệu thần kinh khác: dấu hiệu màng não, các dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt nửa người hoặc tứ chi), tăng hoặc giảm trương lực cơ... Có thể có suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tim hoặc sốc.
Có 3 thể lâm sàng chính: thể tối cấp: sốt cao liên tục, co giật, hôn mê sâu, suy hô hấp, truỵ mạch và dẫn đến tử vong nhanh.
Thể cấp tính: diễn biến cấp với các biểu hiện lâm sàng nặng, điển hình;
Thể nhẹ: rối loạn tri giác mức độ nhẹ và phục hồi nhanh chóng.
 Chẩn đoán dựa vào các yếu tố dịch tễ học, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng; loại trừ các bệnh có biểu hiện thần kinh khác như: co giật do sốt, viêm màng não mủ, viêm màng não do lao, ngộ độc cấp, sốt rét thể não, Xuất huyết não - màng não, động kinh, hạ đường huyết…
Phòng bệnh: vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nằm màn chống muỗi đốt.  Ăn chín, uống chín để tránh lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hoá. Vệ sinh ngoại cảnh, không nuôi gia súc gần nhà, gần khu dân cư. Diệt côn trùng tiếp xúc trung gian truyền bệnh, diệt bọ gậy, diệt muỗi.
Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản: Tiêm dưới da; Liều lượng: 0,5ml cho trẻ dưới 5 tuổi; 1ml cho trẻ trên 5 tuổi;
Mũi 1: bắt đầu tiêm.
Mũi 2: 7 ngày sau mũi 1.
Mũi 3: 1 năm sau mũi 2.
Tiêm nhắc lại sau 3-4 năm.
Tiêm chủng vắc xin bại liệt, sởi, quai bị, thuỷ đậu: theo lịch tiêm chủng

 

Tác giả bài viết: BS. Phạm Văn Dũng Bện viện đa khoa tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập216
  • Máy chủ tìm kiếm97
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay24,489
  • Tháng hiện tại261,473
  • Tổng lượt truy cập53,768,767
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây