Cẩn trọng với đột quỵ do nắng nóng

Thứ ba - 24/07/2018 10:34
Mới đầu mùa hè nhưng nhiệt độ đã tăng rất cao, ở ngoài trời có khi lên tới 39 - 40 độ C. . Nhiệt độ cơ thể của chúng ta luôn ổn định ở mức chung quanh 370C nên khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao sẽ ức chế các quá trình chuyển hóa của cơ thể, làm tổn thương mô tế bào.
Cẩn trọng với đột quỵ do nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 400C, da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và thậm chí có thể hôn mê. Đột quỵ do nắng nóng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc kéo dài với môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim trong điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng.
Đột quỵ do nắng nóng cũng xảy ra ở những người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm như các vận động viên chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng. Đây được gọi là đột quỵ nắng nóng do gắng sức. Dựa vào cơ chế sinh bệnh học, đột quỵ do nắng nóng được hiểu là một tình trạng tăng thân nhiệt gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật. Bệnh cạnh đó, do nắng nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Say nắng nóng đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực.
Theo BSCKII.Bành Quang Khải – Trưởng Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa thành phố Quy Nhơn cho biết:” Bệnh nhân bị đột quỵ do nắng nóng nhập viện tăng cao khoảng 25% khi thời tiết quá nắng nóng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ do nắng nóng, đó là nhóm đối tượng trẻ em và người già; một số người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao; phải làm việc hoặc tập luyện quá lâu ở môi trường nắng nóng; tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng; thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng nóng; người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải và cuối cùng là xảy ra với người già yếu, người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người cơ thể không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ.          
Những người bị đột quỵ do nắng nóng là những người thường đi nắng lâu và không có phương tiện che đỡ hay phải tiếp xúc với nguồn nhiệt cao và lâu hoặc phải vận động gắng sức trong môi trường nắng nóng kéo dài. Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi tới 440C, da và niêm mạc khô, trụy mạch. Có trường hợp bị tụ máu dưới màng cứng và trong não. Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
“Trước một bệnh nhân bị đột quỵ do nắng nóng, việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm lạnh bằng nước đá khắp người hoặc phun nước lạnh hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước lạnh. Khi nhiệt độ xuống 380C, đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Sau đó có thể  cho nạn nhân uống aspirin, hoặc aminazin rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị. Tại cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được hồi sức hô hấp, tuần hoàn, điều chỉnh thăng bằng điện giải, truyền dịch khoảng 5 lít, chống suy thận cấp do tiêu cơ vân. Khi cần, phải tiến hành lọc máu cho nạn nhân và điều chỉnh rối loạn các tạng khác như suy gan, rối loạn đông máu, chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ cho tới khi nạn nhân phục hồi”, BS.Khải lưu ý.
Mặc dù nguy hiểm, nhưng đột quỵ do nắng nóng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản như tránh đi lâu, làm việc kéo dài ngoài trời khi trời nắng to; tránh làm việc lâu khi gần các nguồn nhiệt nóng như lò nung vôi, gốm, lò rèn; cải thiện môi trường làm việc như thông gió, thông khí đảm bảo. mang đủ mũ nón, trang bị bảo hộ lao động cần cho phòng tránh nắng nóng; uống đủ nước khi làm việc trong môi trường nắng nóng; bổ sung các loại nước uống tốt vừa giải nhiệt vừa bù muối là nước trái cây, nước canh, nước rau, dung dịch oresol. 
Bên cạnh đó, mùa hè nên mặc quần áo nhẹ, rộng màu sáng, đội mũ rộng vành, đeo kính mát, khi ra ngoài cần bôi kem chống nắng. Cần thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia hoặc cà phê bởi các chất cồn và caffein sẽ làm bạn bị mất nước nhiều hơn, làm bạn dễ bị đột quỵ do nắng nóng hơn. Với người có bệnh tim mạch, khi dùng máy điều hòa nên nhớ chỉ khống chế nhiệt độ ở khoảng 270C và chênh lệch trong và ngoài phòng tốt nhất không nên được vượt quá 70C. Ở người cao tuổi nếu đột nhiên cảm thấy đau đầu, tê nửa người, ngáp vặt liên tục... đây có thể là dấu hiệu báo trước khả năng phát sinh tai biến mạch máu não phải đề cao cảnh giác và đi khám bệnh ngay./.
 

Tác giả bài viết: Thùy Vy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay6,374
  • Tháng hiện tại94,787
  • Tổng lượt truy cập52,713,128
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây