Một số lưu ý để viết bài tuyên truyền y tế hiệu quả

Thứ năm - 05/07/2018 15:39
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ y tế là phải làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) để chuyển tải thông tin, thông điệp của lĩnh vực mình đang làm việc đến với người dân, cộng đồng nhằm để họ tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Trong đó thường thấy các hình thức phổ biến là nói chuyện, tư vấn và cả viết tin, bài cho các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền. Để viết được bài GDSK hiệu quả chúng tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm sau đây.
Một số lưu ý để viết bài tuyên truyền y tế hiệu quả
Về hình thức: phải có đầy đủ các phần sau:
Mở đầu: ngắn gọn, làm toát lên được tính cần thiết của vấn đề, nêu được mục tiêu của bài viết.
Thực trạng và giải pháp: nêu thực trạng của vấn đề, những tồn tại cần khắc phục và các nguyên nhân. Những biện pháp cần khắc phục, chú ý dựa vào những tồn tại đã xác định.
Kết luận: tóm tắt thông điệp đã trình bày và kêu gọi hành động.
Về nội dung: trước hết xác định nội dung có tính cần thiết tại thời điểm chuyển tải. Là vấn đề sức khỏe quan tâm, nghĩa là vấn đề có tính thời sự cần thiết phải truyền thông cho mọi người hiểu và điều chỉnh hành vi liên quan. Ví dụ như trong các đợt dịch bệnh, ngày ý nghĩa y tế, mùa thi v.v... Người viết cần phải tìm hiểu xem vấn đề mà mình lựa chọn gần đây đã có bài viết nào chưa. Nếu có rồi mình vẫn cần viết lại, nếu viết lại thì nội dung cần thay đổi và trả lời được cái mới, cái thay đổi. Sau đó xác định đối tượng chuyển tải: chúng ta muốn chuyển tải đến ai, là cán bộ trong hay ngoài ngành Y tế, hay là người dân để ta có được nội dung truyền đạt cho phù hợp. Với đối tượng mà ta nhắm đến cần hiểu ta muốn nói gì, bởi vì thực tế ta không gặp mặt đối tượng. Ta thử hình dung trong vấn đề sức khỏe ta đề cập, đối tượng có thể đã biết những gì (những hiểu biết thông thường, phổ biến trong xã hội), có niềm tin nào (tin đúng, sai, mê tín...), đối tượng cần muốn biết điều gì, đối tượng hiểu được những từ chuyên môn không...
Nội dung trình bày bài viết cần cho nhiều người hiểu. Vì vậy, bài viết phải súc tích, tránh dùng nhiều các từ chuyên môn hay các từ ngoại quốc. Từ ngữ được chọn sao cho ai cũng có thể hiểu, hạn chế các từ địa phương, các tiếng lóng, ẩn dụ. Câu từ phải rõ nghĩa, ngắn gọn, tránh dùng các từ hay các thuật ngữ y khoa gây khó hiểu. Ví dụ như tránh dùng các từ Phimosis (hẹp bao quy đầu), HCC (ung thư gan), v.v... Ngoài ra, các ý cần phải được sắp xếp trật tự, logic để người đọc dễ tiếp thu. Cách diễn đạt càng đơn giản chừng nào càng tốt chừng nấy. Ví dụ: nên chuyển những con số, tỉ lệ phần trăm chi tiết thành những số gần đúng dễ nhớ. Thay vì nói 35.389 trường hợp thì nói gần/xấp xỉ 35.000 trường hợp. Nếu có hướng dẫn thực hiện điều gì đó, thì nên tìm các phương pháp mang tính khả thi, không quá khó để thực hiện, nên nhớ là càng khó thì càng dễ sai. Điều quan trọng nữa là người viết phải hiểu rằng đây là một vấn đề “truyền thông” chứ không phải là một “bài giảng lý thuyết” và phải bám sát mục tiêu của bài viết. Không nên đưa các câu hỏi không có lời giải đáp, điều này làm rối trí người đọc và không mang lại hiệu quả về phương diện TTGDSK.
Cần được để ý bài viết được trình bày đối với từng loại hình nào mà ta cần khai thác để tạo sự đồng cảm. Nếu như bài viết cho truyền hình cần thêm kỹ năng diễn đạt không lời, tận dụng các cách diễn đạt trực quan tạo sự tự tin trong diễn cảm; với truyền thanh thì giọng nói ôn tồn, tình cảm; với báo in - báo mạng cần ngôn ngữ chính luận... Nếu là bài để trực tiếp, ta cố gắng tìm những đặc điểm chung nào đó giữa ta và đối tượng, chẳng hạn đến với người cùng phái: “chị em chúng ta” hoặc “cánh đàn ông chúng ta”Best reviews. Đối với người lớn “bậc cha mẹ” tăng ngôn từ tôn trọng, tin tưởng vào đối tượng...  
Bài viết dù có hay đến mấy nhưng chỉ để nghe thì vẫn không đạt hiệu quả. Ta cần khơi dậy người nghe mong muốn thực hiện hành vi nào đó có lợi cho sức khỏe; Dù không thể dùng những biện pháp giáo dục chủ động chúng ta cũng cố gắng phần nào trong việc khơi dậy niềm tin của đối tượng đối với vấn đề ta nêu ra có họ trong đó.
Trong phần kết luận những thông điệp kêu gọi sự hành động của đối tượng được chú trọng. Tốt nhất cần đề cập lại các ý cốt lõi, trọng tâm về vấn đề sức khỏe, về cách thực hiện hành vi sức khỏe dễ nhất giúp người dân nhận được thông tin và dễ nắm bắt để thực hiện. Có thể giới thiệu địa chỉ hoặc số điện thoại để liên hệ khi cần có thể giúp đối tượng cảm thấy yên tâm hơn và biết nơi hỏi thêm những điều cần thiết.
 

Tác giả bài viết: CN. PHAN VĂN HỚN Trung tâm Truyền thông – GDSK tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay747
  • Tháng hiện tại505,459
  • Tổng lượt truy cập53,416,402
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây