Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong điều kiện nắng nóng và bão, lũ năm 2021.

Thứ năm - 08/07/2021 09:25
Sở Y tế Bình Định đã có công văn chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong điều kiện nắng nóng và bão, lũ năm 2021.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh (Ảnh Thùy Vy)
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh (Ảnh Thùy Vy)
       Thực hiện Công văn số 1224/ATTP-NĐTT ngày 25/6/2021 của Cục An toàn thực phẩm về việc bảo đảm ATTP trong điều kiện nắng nóng và bão lũ năm 2021; Sở Y tếyêu cầu Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo đảm ATTP trong điều kiện nắng nóng và bão lũ trên địa bàn quản lý; tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát ATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tập trung vào các cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bếp ăn tập thể tại các trường học bệnh viện khu công nghiệp… Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ATTP và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Tiếp tục triển khai công tác tăng cường bảo đảm ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.
       Bên cạnh đó, Sở Y tế yêu cầu triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm trong điều kiện nắng nóng. Tăng cường thông tin tuyền truyền kiến thức về ATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm để nâng cao trách nhiệm chuyển đổi hành vi mất ATTP, tập trung vào một số nội dung: Tuyên truyền hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn sơ chế, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; Tuyên truyền để các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín, nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải khử trùng; Tuyên truyền để người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, côn trùng lạ độc, cá nóc, so biển, ốc lạ, quả lạ… Tập trung chú trọng đối với đồng bào vùng ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Phổ biến các quy định bảo đảm ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp…yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến kinh doanh.
         Đồng thời, để triển khai các hoạt động dự phòng và bảo đảm ATTP trước, trong và sau khi xảy ra bão lũ, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị: trước khi xảy ra bão lũ đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng (đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão lũ cao) trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành Ytế. Trong khi bão, lũ xảy ra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Thực hiện ăn chín, uống chín.Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương kiểm soát chất lượng ATTP các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng… đến tay người dân. Và sau khi bão lũ rút, chủ động hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng. Tiếp tục tăng cường thanh tra kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng ATTP lưu thông trên thị trường.
        Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng. Chủ động dự trữ hóa chất phương tiện, nhân lực, phương án sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động lý khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra không để lan rộng trong cộng đồng. Đồng thời, các đơn vị chủ động triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để tổng hợp báo cáo Cục An toàn thực phẩm và UBND tỉnh theo quy định.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay10,535
  • Tháng hiện tại515,247
  • Tổng lượt truy cập53,426,190
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây