Tổng kết Dự án hòa nhập 2b hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật tại Bình Định
Thứ tư - 10/01/2024 21:21
Sáng ngày 10.01.2024, Sở Y tế phối hợp với Tổ chức HI tổng kết hoạt động Dự án Hòa nhập 2b năm 2023 và triển khai kế hoạch dự án năm 2024 về hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam tỉnh Bình Định; Dự án do USAID tài trợ và NACCET là cơ quan chủ dự án. Tại buổi tổng kết, về phía tỉnh có ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế; đại diện Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các phòng chức năng; Đại diện Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo UBND huyện, xã, phòng chức năng liên quan và đơn vị y tế 2 huyện Phù Mỹ và Tây Sơn. Về phía Dự án có Ông Didier Demey, Giám đốc dự án Hòa Nhập 2b; đại diện các tổ chức: Tổ chức IC, Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam MCNV, Tổ chức CRS, Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng ACDC cùng các đơn vị thực hiện dự án tại Bình Định.
Dự án chính thức triển khai thực hiện tại 2 huyện Phù Mỹ và Tây Sơn từ tháng 9 đến tháng 12/2023, trong thời gian 4 tháng, Dự án đã đạt được mục tiêu chính về cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật. Với sự nỗ lực của các đơn vị triển khai và sự hỗ trợ ủng hộ của tỉnh, Dự án đã đạt 77% chỉ tiêu của năm 2023 về người hưởng lợi.
Trong đó, mục tiêu 1: Mở rộng dịch vụ y tế và PHCN với các hoạt động như sàng lọc NKT để cung cấp dịch vụ đã có 35 bác sĩ và cán bộ y tế được đào tạo sử dụng các công cụ sàng lọc để xác định nhu cầu phục hồi chức năng của NKT, có 394 NKT được sàng lọc, 277 NKT được chỉ định các dịch vụ PHCN phù hợp; cung cấp dịch vụ PHCN đã có 253 người được chăm sóc về PHCN (103 người được nhận DCTG, 150 người nhận được các dịch vụ về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu); 98% những người được nhận dịch vụ đã có cải thiện về chức năng sinh hoạt; cải thiện chất lượng dịch vụ PHCN; năng lực quản trị hệ thống PHCN; đào tạo nguồn nhân lực PHCN, trong đó đã đánh giá năng lực của các đơn vị/cơ sở PHCN, xác định nhu cầu về trang thiết bị PHCN, lựa chọn đơn vị PHCN mũi nhọn (Bệnh viện YHCT và PHCN tỉnh) để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp; đóng góp đã cùng Sở Y tế xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển PHCN và được UBND tỉnh phê duyệt; khảo sát nguồn nhân lực PHCN của tỉnh và xác định nhu cầu đào tạo PHCN, có 59 cán bộ y tế được tham gia các hoạt động đào tạo (đạt 88% chỉ tiêu). Với mục tiêu 2: Mở rộng dịch vụ xã hội và chăm sóc, trong đó các hoạt động về sàng lọc NKT để cung cấp dịch vụ chăm sóc đã có 558 người được sàng lọc thì có khoảng 40% có khuyết tật về nhận thức và tâm thần, 50% khuyết tật vận động, 10% đa khuyết tật; nâng cao năng lực cho người cung cấp dịch vụ và người chăm sóc; 57 hướng dẫn viên được tập huấn chăm sóc tại nhà; 64 cán bộ y tế được tập huấn về chăm sóc xã hội; tập huấn cho 246 người chăm sóc; 296 người được hỗ trợ các dịch vụ xã hội. Với hoạt động cơ chế đáp ứng về về bạo lực giới trên cơ sở giới đã có 30 người chăm sóc và 66 người khuyết tật được khảo sát, 25 người được tập huấn về vấn đề liên quan đến bạo lực giới; nâng cao khả năng sống độc lập và hòa nhập cho NKT và đã có 225 người được khảo sát, 23 tư vấn viên được tập huấn, 154 NKT và gia đình được tập huấn về kỹ năng sống độc lập, 59 người được tư vấn tại nhà và khảo sát khả năng sống độc lập được hướng dẫn và tư vấn về kỹ năng sống độc lập. Mục tiêu 3: Thúc đẩy thực thi chính sách hỗ trợ người khuyết tật dã có 102 NKT và gia đình được tập huấn về bình đẳng và hòa nhập khuyết tật; 217 NKT và người nhà được tư vấn pháp luật miễn phí về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật…Với thời gian ngắn dự án đã đạt một số kết quả bước đầu. Đặc biệt là sự cải thiện của người khuyết tật trên địa bàn 2 huyện Phù Mỹ và Tây Sơn.
Tại buổi tổng kết, ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế, phát biểu: Các tổ chức quốc tế có kế hoạch sớm và chi tiết sẽ dễ dàng thuận lợi trong triển khai thực hiện các hoạt động tại tỉnh; cần có hội thảo chuyên đề để bàn về PHCN đa chuyên ngành; về công tác đào tạo, giám sát sau đào tạo; các hoạt động tại cộng đồng nên quan đến chất lượng cuộc sống NKT được cải thiện tại gia đình sau khi dự án hỗ trợ. Trong năm 2024, Dự án tiếp tục với các mục tiêu: Mở rộng dịch vụ y tế và dịch vụ PHCN cho người khuyết tật; Đào tạo nguồn nhân lực PHCN; Mở rộng dịch vụ xã hội, chăm sóc cho người khuyết tật; Thúc đẩy thực thi chính sách về người khuyết tật do Tổ chức IC, Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam MCNV, Tổ chức CRS, Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng ACDC cùng triển khai thực hiện dự án tại Bình Định./.
Tác giả bài viết: Thu Hiền - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh