Thông điệp truyền thông: Phòng chống bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn

Thứ năm - 11/04/2019 09:00
Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn (heo) chưa nấu chín.
.
.
Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ, nhất là tại các vùng có tập quán chăn nuôi lợn thả rông, có thói quen ăn tiết canh, thịt lợn sống, nem chua, ăn thịt tái, sinh hoạt của người dân liên quan nhiều đến nhiễm bệnh từ thịt lợn chưa nấu chín. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm. Bệnh được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel (Pờ - Ra – ri- quan – ten) và Albendazole (An – ben – đa- zôn). Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.
Thời gian qua, có nhiều phụ huynh đưa trẻ đến Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để khám xác định bệnh ấu trùng sán lợn. Đến nay, ngành y tế đang theo dõi, giám sát, phát hiện và điều trị cho những người nhiễm bệnh. Việc chẩn đoán hiện tại có  mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố.  Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học. Khi bị mắc bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn thì phải theo nguyên tắc sau: chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế.
          Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:
          - Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
       - Không sử dụng thịt lợn ốm (heo bệnh) để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo  vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). 
         - Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
         - Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn.
 .
 

Tác giả bài viết: Như Hớn (Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập120
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay20,085
  • Tháng hiện tại257,069
  • Tổng lượt truy cập53,764,363
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây