Huyện Vân Canh: Chủ động trong công tác phòng chống sốt xuất huyết

Thứ hai - 07/09/2020 14:47
Tính đến ngày 31/8/2020, trên địa bàn huyện đã phát hiện 147 trường hợp sốt xuất huyết dengue (SXHD). Có 11 ổ dịch SXHD được ghi nhận, tất cả các ổ dịch đều được xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế. Ca bệnh rải đều ở các tháng và bắt đầu có dấu hiệu tăng trong tháng 6.
Phun thuốc phòng chống bệnh sốt xuất huyết ( Ảnh: Thu Phương)
Phun thuốc phòng chống bệnh sốt xuất huyết ( Ảnh: Thu Phương)
      Để kịp thời khống chế, không để dịch, bệnh sốt xuất huyết xảy ra, huyện Vân Canh đã tuyên truyền nâng cao nhận thức về bệnh SXH và huy động cộng đồng tham gia phát hiện, loại bỏ ổ lăng quăng/bọ gậy: Thau rửa chum vại hàng tuần; đập vỡ, thu gom và loại bỏ các phế thải có thể chứa đọng nước; chọc thủng hoặc đổ dầu nhớt vào các lốp xe bỏ; thu gom gáo dừa; cho muối vào chén kê chân chạn; thường xuyên thay nước lọ cắm hoa.... Điều tra chỉ số bọ gậy trước và sau khi tổ chức chiến dịch; xác định ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp xử lý thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy. Bên cạnh đó, thành lập đội xung kích diệt lăng quăng/bọ gậy tại các thôn, làng. Đội xung kích được tổ chức thành nhiều nhóm nhỏ từ 2-3 người/nhóm để đi đến từng hộ gia đình kiểm tra và thực hiện/hướng dẫn diệt lăng quăng/bọ gậy. Thành phần đội xung kích gồm trưởng thôn, cộng tác viên y tế - dân số, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... y tế địa phương chịu trách nhiệm hướng dẫn các nhóm cách kiểm tra, phát hiện và xử lý ổ lăng quăng/bọ gậy, giám sát hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Vận động từng thành viên gia đình thực hiện các biện pháp thông thường phòng chống SXHD bao gồm loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi, bảo vệ cá nhân không bị muỗi đốt. Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy cần sự tham gia tích cực của mỗi hộ gia đình, trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở của chính quyền địa phương và sự tham gia hưởng ứng của tất cả các tổ chức chính trị - chính trị xã hội.
      Phối hợp các trường học tổ chức phát động, huy động lực lượng học sinh tự kiểm tra và loại trừ ổ chứa lăng quăng/bọ gậy tại gia đình mình. Sau chiến dịch, tiếp tục duy trì hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy hàng tuần tại các khu vực có ổ dịch đang hoạt động, 2 tuần/lần ở những tháng cao điểm để loại trừ nơi sinh sản của véc tơ nơi công cộng và hộ gia đình. Tuyên truyền rộng rãi biện pháp phòng bệnh SXH trên các phương tiện truyền thông đại chúng, áp phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, mạng lưới cộng tác viên y tế, hoạt động của nhà trường. Đánh giá tình hình dịch và những kết quả tham gia của cộng đồng. Kết hợp các hoạt động phòng chống SXH với các lĩnh vực phát triển dịch vụ cộng đồng khác như: dịch vụ thu gom rác, cung cấp nước sinh hoạt... nhằm làm giảm nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.  Tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cộng tác viên, giáo viên, học sinh về bệnh SXHD và biện pháp phòng bệnh; hướng dẫn những người tham gia chiến dịch cách kiểm tra, phát hiện và loại trừ ổ chức lăng quăng/bọ gậy, các hoạt động loại trừ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.
       Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và các hội đoàn thể cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động lực lượng, chủ động phối hợp với y tế địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông và tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXH trên địa bàn huyện.
       UBND các xã, thị trấn củng cố Ban chỉ đạo phòng, chống dịch để huy động các lực lượng tại chỗ, tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với trạm y tế tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH đến tận hộ gia đình để người dân biết và tự giác kiểm tra, loại trừ ổ chứa lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống, ngủ màn (kể cả ban ngày), áp dụng các biện pháp đề phòng muỗi đốt và tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh SXH tại địa phương. Yêu cầu người dân mở cửa nhà ở, che đậy thức ăn, nước uống mỗi khi có đợt phun hóa chất diệt muỗi tại địa phương; khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà, không được khám và điều trị tại các phòng, khám tư nhân. Triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, bảo đảm hạ thấp chỉ số bọ gậy xuống dưới ngưỡng an toàn và duy trì hoạt động này hàng tuần, đặc biệt tại các công trường xây dựng, khu vực tập trung dân cư, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay12,506
  • Tháng hiện tại517,218
  • Tổng lượt truy cập53,428,161
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây