Phòng chống dịch sốt xuất huyết trong đại dịch COVID-19.

Thứ ba - 15/09/2020 08:56
Số người mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) ở nước ta, trong đó có tỉnh Bình Định có chiều hướng gia tăng. Thời tiết đang là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh, khiến nguy cơ dịch SXH bùng phát. Cả nước đang tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên người dân tuyệt đối không chủ quan với các dịch bệnh khác, trong đó có bệnh SXH.
Cần chủ động diệt lăng quăng/bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết gia tăng trong cộng đồng (Ảnh Thùy Vy)
Cần chủ động diệt lăng quăng/bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết gia tăng trong cộng đồng (Ảnh Thùy Vy)
      Ở nước ta, số người mắc SXH thường gia tăng vào mùa mưa. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 37 nghìn trường hợp mắc SXH. Số mắc tập trung cao nhất tại khu vực các tỉnh phía nam (53,4%), sau đó là khu vực miền trung (40,5%). Tại Bình Định, tính từ đầu năm đến ngày 10/9/2020, có hơn 3.702 trường hợp mắc SXH ở 125 xã, phường, thị trấn, tập trung nhiều nhất là Hoài Nhơn, Tây Sơn, Quy Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát.
      Cả nước đang là thời điểm gia tăng dịch bệnh SXH. Những nơi mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn phát triển, dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch SXH nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.Vì vậy, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra nhưng người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh SXH. Đây là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
     Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với một số biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau. Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn SXH lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra SXH điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi; nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Lo lắng trước sự lây nhiễm của Covid-19, một số người có triệu chứng của SXH như: sốt, đau mỏi người đã ngần ngại tới bệnh viện để thăm khám và điều trị hoặc chỉ đi khám sàng lọc Covid. Đây là một trong những sai lầm thường gặp của người dân hiện nay trước nguy cơ “dịch chồng dịch” của Covid-19 và SXH đang có chiều hướng gia tăng.
       Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của SXH cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc. Đó là chưa kể đến tình huống có thể bệnh nhân mắc cả hai bệnh thì bệnh cảnh lâm sàng sẽ nặng nề hơn.
Muốn phòng bệnh SXH có hiệu quả thì công tác tuyên truyền phải được quan  tâm hàng đầu để người dân biết và tự phòng chống. Cần lồng ghép tuyên truyền phòng chống Covid-19 với phòng chống SXH; tuyên truyền để người dân chủ động thực hiện các biện pháp tránh muỗi đốt và tổ chức diệt muỗi, bọ gậy bằng mọi biện pháp từ dân gian đến các chất hóa học. Phòng chống dịch bệnh từ các tổ dân phố, các hộ gia đình, các trường học, chợ, các cơ quan đóng trên địa bàn, nơi đông dân qua lại. Cần tập trung diệt muỗi và bọ gậy bằng mọi biện pháp.
      Diệt muỗi và bọ gậy có thể áp dụng các biện pháp dân gian như: xua, bẫy, vợt, dùng hương muỗi để bắt, hoặc phun hóa chất diệt muỗi. Để phòng bệnh SXH, tránh muỗi đốt phải nằm màn, cả lúc ngủ ban ngày lẫn ban đêm. Ở công sở, trường học, mọi người tránh muỗi đốt nên đi giày, có mang vớ và mặc quần dài ống để tránh hở da vùng chân. Để tiêu diệt bọ gây cần phải thau rửa chum, vại, lu, các vật dụng dùng đựng nước sinh hoạt và phải có nắp nậy kín để không cho muỗi vào đẻ trứng, thay nước lọ hoa hàng ngày. Đối với các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, ngoài nắp đậy, có thể nuôi các loài cá. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường tốt và khơi thông cống rảnh, ao, hồđể tiêu diệt trứng muỗi và bọ gậy. Khi có biểu hiện sốt, ho, đau đầu, đau mỏi người cần đến các cơ sở khám chữa bệnh không tự ý dùng thuốc, vì nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập205
  • Máy chủ tìm kiếm77
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay29,390
  • Tháng hiện tại266,374
  • Tổng lượt truy cập53,773,668
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây