Giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại huyện Phù Cát

Thứ sáu - 18/09/2020 09:18
Trước tình hình ca bệnh và ổ dịch sốt xuất huyết đang tiếp tục tăng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, ngày 17/9/2020, Đoàn Giám sát Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã làm việc tại xã Cát Trinh, huyện Phù Cát để giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết.
Điều tra thực địa tại xóm 5, thôn Phú Kim, huyện Phù Cát (Ảnh: Thu Phương)
Điều tra thực địa tại xóm 5, thôn Phú Kim, huyện Phù Cát (Ảnh: Thu Phương)
      Nội dung giám sát tại các điểm đang có ổ dịch/có bệnh nhân mắc mới cao là  điều tra thực địa về tình hình bệnh nhân; đánh giá véc tơ sốt xuất huyết; hỗ trợ triển khai các hoạt động điều tra và xử lý ổ dịch, xử lý chủ động.
     Qua thực tế giám sát tại cộng đồng, Đoàn đã ghi nhận từ đầu năm đến ngày 17/9/2020, xã Cát Trinh có 50 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 01 ổ dịch. Hiện tại qua điều tra dịch tễ chưa phát hiện có bệnh nhân sốt tại cộng đồng. Kết quả điều tra côn trùng tại xóm 5, thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát cho thấy chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng, có nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng toàn xã. Các dụng cụ chứa bọ gậy chủ yếu là trong các dụng cụ chứa nước, đồ phế thải, lọ hoa, thùng phi. Bên cạnh đó, Đoàn cũng ghi nhận hoạt động báo cáo hàng ngày, tuần và tháng đúng theo quy định. Xã Cát Trinh cũng đã tổ chức diệt bọ gậy ở các thôn trong xã và tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch sốt xuất huyết. Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng đã đề nghị địa phương tập trung diệt lăng quăng/bọ gậy tại hộ gia đình ở các thôn trong xã; giám sát tình hình bệnh nhân tại cộng đồng, các bệnh viện và trên phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54. Đồng thời, khi bệnh nhân tăng cao phái tiếp tục diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi để dập tắt dịch kịp thời, không để lây lan và bùng phát trên diện rộng.
      Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, người dân phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Hàng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm71
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay28,566
  • Tháng hiện tại265,550
  • Tổng lượt truy cập53,772,844
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây