Chiến lược quốc gia phòng, chống lao năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Tuy Phước

Thứ năm - 24/09/2020 14:59
Tại Bình Định, tình hình dịch tễ bệnh lao trong những năm gần đây có xu hướng giảm về số lượng mắc mới, mỗi năm phát hiện và thu nhận điều trị khoảng 1.300 đến 1.400 ca bệnh lao các thể, chiếm khoảng 0,08% dân số tương ứng khoảng 81,25/100.000 dân. Năm 2019, tỷ lệ mắc là 72/100.000 dân. Mạng lưới phòng, chống lao được bao phủ hết 159 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ điều trị thành công hàng năm >90%. Tỷ lệ lao kháng thuốc hàng năm khoảng 25-20 người. Riêng tại huyện Tuy Phước, trong những năm gần đây tình hình bệnh lao có giảm ít về số lượng mắc mới nhưng số thu nhận và điều trị lao các thể chưa giảm. Mỗi năm thu nhận điều trị khoảng 180 đến 200 ca chiếm khoảng 0,1% dân số tương ứng 100/100.000 dân. Năm 2019 tỷ lệ mắc là 110/100.000 dân. Mạng lưới phòng, chống lao được bao phủ hết 13 xã, thị trấn. Tỷ lệ điều trị thành công hàng năm >90%. Tỷ lệ lao kháng thuốc hàng năm khoảng 2-3 người.
Người dân cần chủ động tiếp cận các dịch vụ y tế để được khám, phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ảnh Thùy Vy)
Người dân cần chủ động tiếp cận các dịch vụ y tế để được khám, phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao (Ảnh Thùy Vy)
      Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện Tuy Phước cùng với sự tham gia phối hợp của ngành Y tế với các cấp, các ngành, đoàn thể và sự nhận thức của người dân trong cộng đồng nên công tác phòng chống lao có chuyển biến tốt. Mục tiêu đến hết năm 2020 duy trì mạng lưới phòng chống lao đến 13 xã, thị trấn trên toàn huyện; Duy trì 100% dân số được Chương trình chống lao Quốc gia bảo vệ; Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống còn 86/100.000 dân;  Giảm số người chết do bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 10 người/100.000 dân; Tỷ lệ điều trị thành công >90%; Khống chế số người mắc lao đa kháng thuốc với tỷ lệ <5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.  Mục tiêu đến năm 2030, tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân. Hướng tới mục tiêu người dân sống trong môi trường không còn bệnh lao…
      Để làm được điều này, huyện Tuy Phước đã tăng cường vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống lao; Huy động sự tham gia, phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng và người dân phòng, chống lao; đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định để người có thẻ Bảo hiểm y tế được thuận lợi trong khám, chữa bệnh lao. Tuyên truyền về bệnh lao và công tác phòng, chống để người dân, hiểu, không mặc cảm, kỳ thị với bệnh lao và chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh; Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, xã và tại cộng đồng, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa, những nơi có sự tiếp cận hạn chế với các dịch vụ y tế;  phổ biến những chính sách của Nhà nước, của tỉnh, của huyện về phòng, chống bệnh lao, các kiến thức về phòng, chống bệnh lao để người dân hiểu, chủ động tiếp cận các dịch vụ y tế. Kết hợp lồng ghép tuyên truyền công tác phòng, chống bệnh lao với phòng, chống tác hại của thuốc lá, phòng chống HIV/AIDS, các chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm khác liên quan… Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao tại trạm y tế (TYT) xã và y tế tư nhân.
      Đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật mới trong khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao: Xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ, phát triển chuyên môn kỹ thuật mới, để nâng cao chất lượng điều trị cho nhân dân. TTYT huyện phối hợp với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trong công tác khám phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị, truyền thông giáo dục sức khỏe phòng, chống lao. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế quản lý thuốc chữa lao theo quy trình cấp phát thuốc thống nhất từ huyện đến xã, đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả và thuận lợi cho người dân dễ tiếp cận, sử dụng. Đảm bảo cung ứng thuốc lao đầy đủ, kịp thời theo quy định, tránh tình trạng người bệnh lao phải chờ thuốc điều trị. Đảm bảo cung ứng đầy đủ hóa chất, vật tư tiêu hao, các y dụng cụ, sổ sách báo cáo và trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh lao. Củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế trong việc tham gia phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao. Kiểm soát tốt việc nhiễm khuẩn lao tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng. Quản lý cơ sở y tế tư nhân để phát hiện sớm bệnh nhân lao. Điều trị dự phòng lao cho trẻ em được xác định không mắc lao ở các gia đình có người bệnh lao phổi. Dự phòng lao cho những người nhiễm HIV. Chuẩn hóa phòng khám lao của TTYT huyện đạt tiêu chuẩn về chống lây nhiễm lao. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác phòng, chống lao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát điều trị, thống kê báo cáo các hoạt động phòng, chống lao. Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ bệnh lao và đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống lao. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, hiệu quả trong công tác phòng chống lao…

 

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay10,624
  • Tháng hiện tại515,336
  • Tổng lượt truy cập53,426,279
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây