Phòng bệnh sốt xuất huyết gia tăng trong mùa mưa

Thứ ba - 29/09/2020 09:41
Mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết. Đây là bệnh có thể chủ động phòng tránh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn còn nhiều biến động, càng không thể để tình hình "dịch chồng dịch" gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết gia tăng trong cộng đồng (Ảnh Thùy Vy)
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết gia tăng trong cộng đồng (Ảnh Thùy Vy)
     Khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều cộng thêm hệ thống sông ngòi chằng chịt, lí do này trở thành điều kiện thuận lợi khiến muỗi sinh sôi phát triển, dẫn đến nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Lý do làm cho dịch sốt xuất huyết gia tăng mạnh mùa mưa là vì mùa mưa, muỗi có điều kiện đẻ trứng và thời tiết cũng rất thuận lợi để trứng muỗi phát triển thành bọ gậy/loăng quăng. Theo Cục Y tế dự phòng thì để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có biện pháp gì mới, chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi khi phát hiện ổ dịch và tuyên truyền, vận động người dân diệt bọ gậy/loăng quăng, diệt muỗi. Tuy nhiên, cho dù tuyên truyền mạnh mẽ nhưng ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường bệnh sốt xuất huyết. Nhiều nơi không thường xuyên phát quang bụi rậm hoặc không khơi thông cống rãnh, các vũng nước quanh nhà, ao tù, nước đọng, các vật dụng ứ đọng nước mưa (lốp xe hỏng, vỏ dừa...), đậy nắp bể nước nên loăng quăng vẫn phát triển. Việc chống muỗi đốt như nằm màn vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Đối với tác nhân gây bệnh là virut Dengue) cũng làm cho việc phòng, chống bệnh khó khăn thêm. Nếu các vụ dịch sốt xuất huyết năm nay mà trùng với týp huyết thanh của virut Dengue năm ngoái thì tỷ lệ người năm nay mắc sốt xuất huyết sẽ giảm đi vì đã có miễn dịch, nhưng nếu có thay đổi týp huyết thanh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng mạnh hơn do cơ thể chưa có miễn dịch. Ngoài ra, nếu sốt xuất huyết gia tăng còn có lý do là chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc hóa dược điều trị bệnh cũng như điều trị dự phòng.  
       Bệnh sốt xuất huyết ngày nay được xem là bệnh nguy hiểm vì vừa mang tính cấp tính vừa mang tính truyền nhiễm. Trước đây, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết là bệnh của trẻ em, bởi vì 90% các trường hợp mắc sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi và thường mang tính chu kỳ. Tuy vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, không những ở trẻ em mà người lớn cũng mắc, với tỷ lệ gần tương đương nhau. Đặc biệt, bệnh không diễn tiến theo chu kỳ, gần như số ca mắc ngày càng tăng và diễn tiến theo chiều hướng phức tạp. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết còn có lý do là diễn biến lâm sàng của bệnh rất phức tạp, nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt trong những ngày đầu của bệnh. Một số trường hợp bị xuất huyết dưới da không điển hình rất dễ nhầm với sốt phát ban hoặc có trường hợp trẻ sốt 5 ngày không có biểu hiện gì đáng kể, nhưng vài ngày sau đó thấy chảy máu trong hoặc men gan tăng rất cao, chứng tỏ tế bào gan bị hủy hoại nhiều hoặc viêm cơ tim cấp... 
       Tại Bình Định, mùa mưa sắp tới cũng là lúc bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng chống kịp thời để bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng. Bệnh sốt xuất huyết không phải là bệnh lây trực tiếp từ người sang người, có thể chủ động đề phòng bệnh bằng cách diệt muỗi hoặc tránh bị muỗi đốt. Nguyên tắc phòng sốt xuất huyết là phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền cho người dân biết tác hại và các biện pháp phòng sốt xuất huyết để họ hiểu, không còn chủ quan, xem thường và tích cực phòng chống. Bởi vì công việc chống dịch sốt xuất huyết là công việc của toàn dân, không riêng gì một ngành nào, cấp nào, nếu người dân còn chủ quan, lơ là hoặc chưa hiểu hết mối nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết thì rất khó cho việc khống chế, dập tắt dịch. Diệt muỗi, bọ gậy/loăng quăng bằng mọi biện pháp và nằm màn khi đi ngủ (cả ban ngày và ban đêm) là biện pháp đặc biệt cần quan tâm hàng đầu trong việc chống dịch sốt xuất huyết.
      Mỗi người phải có ý thức giữ môi trường sống thông thoáng, xử lý các vũng nước ứ đọng và phát quang bụi rậm quanh nhà.Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước như bình hoa, vại nước. Đậy kín các vật dụng đựng nước trong nhà để muỗi không vào đẻ trứng. Dọn dẹp, vứt bỏ các vật dụng phế liệu trong khu vực sinh hoạt, đặc biệt là chai lọ, các mảnh vỡ có thể tụ nước, vỏ dừa. Úp ngược chúng khi chưa sử dụng. Dùng đèn đuổi muỗi hoặc trồng các loại cây thảo dược, cây có mùi hương quanh nhà để xua muỗi. Phun hóa chất, dọn vệ sinh quanh không gian sống để tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi…

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay983
  • Tháng hiện tại89,396
  • Tổng lượt truy cập52,707,737
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây