Sở Y tế Bình Định tiếp tục tổ chức thẩm định kết quả thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2023
Thứ tư - 13/03/2024 08:38
Để đảm bảo việc đánh giá kết quả thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023 (gọi tắt là Bộ tiêu chí) đạt mục tiêu, tiến độ được giao; từ ngày 04/3/2024 đến ngày 29/3/2024, Sở Y tế tiếp tục tổ chức thẩm định kết quả thực hiện Bộ Tiêu chí tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh (đợt 2).
4 Đoàn thẩm định của Sở Y tế tổ chức thẩm định kết quả thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2023 (đợt 2) tại 67 xã, phường, thị trấn của 11 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh gồm: Thành phố Quy Nhơn (Đống Đa, Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Phú); huyện Tuy Phước (Phước An, Phước Hoà, Phước Nghĩa, Phước Hưng, Phước Thuận, Phước Thắng, Phước Quang); thị xã An Nhơn (Bình Định, Nhơn Mỹ, Nhơn Hạnh, Nhơn Hoà, Nhơn Khánh, Nhơn An, Nhơn Phúc); huyện Phù Cát (Ngô Mây, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Sơn, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Trinh); Thị xã Hoài Nhơn (Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Tam Quan Bắc, Tam Quan, Tam Quan Nam, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Bồng Sơn); huyện Phù Mỹ (Mỹ Hiệp, Bình Dương, Mỹ Lộc, Mỹ Phù, Mỹ Chánh, Mỹ Tài, Mỹ Châu, Mỹ Quang, Mỹ Hoà, Mỹ Trinh, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ); huyện Tây Sơn (Bình Hoà, Tây Bình, Tây An, Tây Vinh, Bình Thuận, Bình Tân, Tây Xuân, Vĩnh An, Tây Thuận). Ngày 11/3/2024, Đoàn thẩm định số 3 do Ông Trình Công Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Trưởng đoàn đã làm việc tại 4 xã của huyện Phù Cát (Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng). Đoàn thẩm định đã đánh giá kết quả theo 10 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí thuộc bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2030 gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành công tác CSSK; Nhân lực y tế; Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã; Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác; y tế dự phòng, Phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; Công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em; Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Truyền thông - Giáo dục sức khỏe; Ứng dụng công nghệ thông tin. Qua kiểm tra thẩm định, kết quả thẩm định tại huyện Phù Cát như sau: xã Cát Tường (Tổng số điểm đơn vị tự chấm: 86,5/100; Tổng số điểm thẩm định: 84/100); xã Cát Nhơn (Tổng số điểm đơn vị tự chấm: 87,5/100; Tổng số điểm thẩm định: 86/100); xã Cát Hưng (Tổng số điểm đơn vị tự chấm: 87/100; Tổng số điểm thẩm định: 84/100); xã Cát Thắng (Tổng số điểm đơn vị tự chấm: 85/100; Tổng số điểm thẩm định: 85/100).Theo đó, các đồng chí trong Đoàn công tác đã đánh giá cao công tác thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại 4 xã: Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng của huyện. Đặc biệt cấp ủy chính quyền địa phương đã quan tâm đội ngũ cán bộ y tế, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh đó, Đoàn cũng đề nghị các đơn vị được thẩm định cần lưu ý một số nội dung trong Bộ tiêu chí theo quy định để hoàn thành tốt hơn trong thời gian đến như: Cần đạt tỷ lệ bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định ít nhấtlà 96,05%; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khám chữa bệnh từ xa; thực hiện tư vấn về tầm soát và quản lý tầm soát sơ sinh, trước sinh; thực hiện khám sức khoẻ tiền hôn nhân; quan tâm thực hiện tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi theo quy định của Bộ Y tế; quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn; TYT xã có khả năng để thực hiện ≥80% các dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế; triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng; tại TYT xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định; đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của TYT được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành;thực hiện mỗi tổ, thôn, bản, ấp đều có NVYT, CTV dân số được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo; TYT xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định;triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ… Các đơn vị được thẩm định đã tiếp thu các ý kiến góp ý của Đoàn và sẽ duy trì tốt hơn kết quả đã đạt, sớm khắc phục những tồn tại trong thời gian đến./.
Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật