Tâm lý bất ổn: Nguy cơ gây viêm dạ dày

Thứ sáu - 13/12/2019 10:00
Mọi đối tượng từ em bé đến người trưởng thành đều có thể bị viêm dạ dày. Những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt; những yếu tố tâm lý, trạng thái bất ổn ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày. Đừng coi thường những cơn đau dạ dày cấp tính, không được điều trị đúng, nó có thể là nguyên nhân của những biến chứng đáng tiếc sau này.
Bác sĩ đang kê đơn thuốc cho bệnh nhân
Bác sĩ đang kê đơn thuốc cho bệnh nhân
       Nguyên nhân gây viêm dạ dày:
      Viêm dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra: Do vius, vi khuẩn và độc tố của chúng; do chế độ ăn uống không có quy luật, ăn thức ăn quá nóng, lạnh quá, cứng quá khó tiêu, chua, cay quá, ăn không nhai kỹ, ăn vội hoặc ăn phải một thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… Ngoài ra, do uống rượu, trà, cà phê đặc; do uống nhầm một số hóa chất có chì, thủy ngân… có thể gây bỏng niêm mạc thực quản và dạ dày. Đây là những yếu tố ngoại sinh bên ngoài tác động và gây viêm dạ dày cấp tính.
      Một nguyên nhân nữa phải kể đến là do dùng các thuốc giảm đau chống viêm điều trị các khớp, những thuốc ấy có tác dụng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Những nhiễm khuẩn cấp: Cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn cũng có thể gây viêm dạ dày. Người bị suy thận cũng rất dễ bị viêm dạ dày do ure máu tăng cao. Yếu tố tính chất, các trạng thái stress, cáu gắt, trầm cảm, lo nghĩ, căng thẳng... là những nguyên nhân lớn, quan trọng gây nên tổn thương dạ dày.
       Triệu chứng viêm dạ dày
      Người bị viêm dạ dày có thể  không có biểu hiện rầm rộ. Những biểu hiện thường gặp: Đau vùng thượng vị, đau âm ỉ. Có trường hợp đau cồn cào, nóng rát không theo quy luật thời gian nào cả, đau liên tục, kèm theo là triệu chứng đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu. Thậm chí trong trường hợp tổn thương nặng có thể bị buồn nôn, nôn khan. Nếu vừa ăn xong bị nôn ngày, nôn ra hết được người bệnh lại cảm thấy rất dễ chịu.
      Những người bị ợ dịch chua là do tổn thương lâu ngày làm ứ đọng dịch và gây trào ngược dịch, trường hợp này thường ở giai đoạn viêm dạ dày mạn tính.
      Những lời khuyên của bác sĩ
      Nếu ở giai đoạn cấp, việc chữa trị rất đơn giản và thường không để lại di chứng gì. Còn khi bị viêm mạn tính, đặc biệt viêm dạ dày thể teo có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Do vậy, ngoài việc điều trị thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ kết hợp chữa trị có hiệu quả.
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặt; không ăn các thức ăn chua cay, uống quá lạnh, ăn quá nóng, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Không để đói quá và cũng tránh đừng ăn no quá.
Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và có giờ ăn nhất định, ăn chậm, nhai kỹ sẽ tốt hơn cho tiêu hóa.        
       

Tác giả bài viết: Tuyết Nga - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay11,017
  • Tháng hiện tại195,016
  • Tổng lượt truy cập52,813,357
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây