Sở Y tế giao ban công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và triển khai nhiệm vụ mới.

Thứ ba - 25/02/2020 14:32
Nhằm đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các đơn vị và triển khai các nhiệm vụ mới, ngày 21.2.2020, Sở Y tế tổ chức giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chủ trì cuộc họp, BsCK2 Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế, cùng tham dự có Lãnh đạo Sở và các phòng, ban; Ban chỉ đạo và Tổ thư ký phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của ngành Y tế Bình Định; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
BsCK2. Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cuộc họp giao ban
BsCK2. Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cuộc họp giao ban
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế thông báo tình hình dịch bệnh COVID-19 tính đến ngày 21.2, trên thế giới đã có 76.779 cas nhiễm COVID-19, 2.247 cas tử vong. Riêng tại Trung Quốc có 75.467 ca nhiễm, 2.239 cas tử vong, tại Trung Quốc tình hình COVID-19 có phần lạc quan hơn. Tại Việt Nam trong tuần qua không có cas nhiễm mới, 15 người đã điều trị khỏi và xuất viện, còn 01 cas đang điều trị; xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã được khoanh vùng cách ly, giám sát tốt, không có cas nhiễm mới. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt.
Đối với ngành Y tế đã cập nhật thường xuyên các thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, thông tin cho người dân để chủ động phòng chống dịch bệnh. Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị không được chủ quan, yêu cầu các đơn vị hết sức chủ động, giám sát chặt chẽ, đặc biệt chú trọng công tác cách ly tại cơ sở y tế. Vừa qua, Lãnh đạo tỉnh đã kiểm tra khu cách ly tại TTYT huyện Tây Sơn (cũ). Tại khu cách ly của Tây Sơn đã chuẩn bị sẵn sàng 10 giường, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ y tế… tất cả ổn định và sẵn sàng phục vụ việc tiếp đón, cách ly. Lãnh đạo tỉnh đã đánh giá cao những nỗ lực của ngành Y tế Bình Định trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 từ trước trong và sau Tết đến nay. Trong tuần qua, tại các cơ sở y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã không tiếp nhận cas nghi ngờ mới. Trong số các cas nghi ngờ vừa qua đều âm tính, tình hình ổn định. Về vật tư y tế, Sở đã cấp bổ sung cho các đơn vị vật tư y tế phòng chống dịch, đảm bảo vật tư y tế dự trữ để đáp ứng với tình huống bất thường.
Cũng trong tuần qua, Sở Y tế đã có đợt kiểm tra các đơn vị, qua kiểm tra, Giám đốc Sở đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện công tác phòng chống dịch trong thời gian đến như sau: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo 4 cấp độ; văn bản của Bộ Y tế về cách ly tại tuyến huyện không đưa về tỉnh, có sự thay đổi về phương án cách ly. Đề nghị các đơn vị bố trí khu cách ly bảo đảm an toàn, tốt nhất mỗi người 1 phòng, nếu bắt buộc 2 người/phòng thì bố trí 2 giường cách nhau 2m. Bố trí phòng trực điều dưỡng, đảm bảo đầy đủ vật tư y tế, thuốc, dung dịch khử khuẩn để bảo vệ viên y tế…. Trong giai đoạn này, chuyển bệnh nhân Khoa truyền nhiễm qua các khoa khác, để trống Khoa truyền nhiễm làm khu cách ly. Sở yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị kiểm tra lại khu cách ly, đảm bảo có thể tiếp nhận cas nghi ngờ và cách ly tại huyện không cần đưa về tỉnh. Lưu ý, khâu tiếp nhận phân luồng bệnh nhân hô hấp tại các đơn vị cụ thể, ghi rõ ngay tại bàn tiếp đón là Tiếp nhận bênh nhân hô hấp có các biểu hiện ho, sốt, sổ mũi, khạc đàm. Bàn tiếp đón, bố trí 2 máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn tay nhanh cho người bệnh. Đầu tiên tại nơi phân luồng tiếp nhận bệnh nhân đề nghị các đơn vị phân luồng theo 2 phương án, tách biệt bệnh nhân có sốt và không sốt. Chẳng hạn, trong trường hợp bệnh nhân ho, sổ mũi, có sốt chuyển vào phòng khám hô hấp riêng, tại đây nhân viên y tế phải sử dụng các trang bị phòng chống dịch và thực hiện các biện pháp bảo hộ an toàn. Người bệnh không có sốt đưa vào phòng khám hô hấp cho an toàn để phòng tránh sự lây lan COVID-19 nếu xét nghiệm có dương tính. Trong trường hợp bệnh nhân có sốt, ho, sổ mũi thì nhân viên y tế phải bảo hộ an toàn như mang khẩu trang y tế, rửa tay bằng nước sát khuẩn sau khi khám, sát khuẩn ống nghe…. Tất cả các đơn vị nên có phương án thật chi tiết để khi có cas bệnh nghi ngờ là khỏi lúng túng, sẵn sàng phục vụ ngay; nên tư vấn cho người bệnh, giải thích rõ, để người bệnh yên tâm điều trị không trốn viện, tuy nhiên, cũng không nên nghiêm trọng, tránh gây hoảng loạn cho người bệnh. Đối với người bệnh đến khám bệnh về hô hấp, trong tình hình hiện nay nhân viên y tế cần lưu ý khai thác thêm tiền sử bệnh nhân nhà có gia cầm ốm chết, vì hiện nay cúm A H5N1, H5N6 ở gia cầm đang diễn biến phức tạp.
Đề nghị các đơn vị lưu ý các vấn đề sau: Hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân bỏ khẩu trang y tế đúng quy định, nên bỏ vào thùng chứa chất thải y tế nguy hại (thùng màu vàng) tại các cơ sở y tế trong tỉnh và có bảng biển hướng dẫn rõ ràng để người bệnh thực hiện đúng quy định. Hiện nay, UBND tỉnh đã có văn bản  chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vứt khẩu trang không đúng quy định. Tăng cường khâu vệ sinh tại các khoa, phòng, khu hành chính, nhà vệ sinh trong bệnh viện, đặc biệt là vệ sinh sàn nhà, bàn làm việc, tay nắm cửa….Về truyền thông trên mạng thông tin nội bộ, các đơn vị đã làm tốt việc này, thường xuyên phát thông điệp của Bộ Y tế ngay tại khoa khám bệnh của các cơ sở y tế và trên hệ thông loa truyền thanh nội bộ toàn bệnh viện; lưu ý kết hợp phát sóng các khuyến cáo về H5N1 và lồng ghép thông điệp phòng chống sốt xuất huyết.
Về bệnh sốt xuất huyết cũng đang diễn biến phức tạp, tính đến ngày 20/02 toàn tỉnh có số mắc là 719 cas trong vòng 2 tháng, tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có cas bệnh, trong đó Hoài Nhơn có số cá cao nhất, Quy Nhơn, An Nhơn có hiện tượng tăng. Đề nghị các đơn vị chú ý kiểm soát quy trình xử lý ổ dịch nhỏ theo đúng quy định, đúng thời gian trong vòng 48 tiếng, thậm chí những địa bàn có số cas mắc cao phải xử lý trong vòng 24 giờ. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng cho người dân về phòng bệnh, diệt lăng quăng, muỗi ngay tại hộ gia đình. Đối với địa bàn rộng phải tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy tai địa phương, đề nghị các đơn vị triển khai tốt công tác này, lên kế hoạch phun chủ động sớm. Đặc biệt, phổ biến việc tư vấn và khám bệnh nhân sốt xuất huyết tại các phòng khám tư nhân cho thật kỹ. Phác đồ điều trị sốt xuất huyết thường xuyên cập nhật; các bệnh viện thực hiện nghiêm túc việc báo cáo cas bệnh sốt xuất huyết cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để giám sát cas bệnh chặt chẽ, tránh bỏ sót.
Cũng tại cuộc họp, Sở đã thông báo cho các đơn vị một số nội dung về  bảo hiểm y tế, công tác tổ chức cán bộ, xét tuyển viên chức ngành Y tế năm 2019 và đăng ký xét tuyển năm 2020, công tác đấu thầu....

Tác giả bài viết: Thu Hiền - Khoa TT-GDSK- Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập165
  • Máy chủ tìm kiếm74
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay28,476
  • Tháng hiện tại265,460
  • Tổng lượt truy cập53,772,754
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây