VIÊM PHỔI Ở NGƯỜI CAO TUỔI – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG

Thứ hai - 18/03/2019 09:59
Ở giai đoạn thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường, do sức khỏe suy yếu, khả năng thích nghi kém nên người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi.
Người cao tuổi khám bệnh định kỳ để điều trị bệnh kịp thời
Người cao tuổi khám bệnh định kỳ để điều trị bệnh kịp thời
        Bác sỹ Trần Văn Trung – Trưởng khoa Nội trung cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Người cao tuổi mắc viêm phổi có nhiều nguyên nhân do vi khuẩn, virut, nấm, hoặc ô nhiễm không khí, khói thuốc, hoặc ít vận động do nằm lâu, nhiều trường hợp chỉ cần viêm họng sau đó cũng dễ bị viêm phổi.  Bình thường có một số vi khuẩn trong cơ thể sống cộng sinh nhưng khi lạnh thì bùng phát gây viêm phổi cấp, điển hình là phế cầu, H.influenzae,    Staphylocococus, Streptococus, Klebsiella  những vi khuẩn này gây viêm phổi rất nặng, hoặc viêm phổi do virut thường cũng rất nặng đe dọa tử vong do chưa có thuốc đặc trị viêm phổi, nhất là ở người già hay người có nhiều bệnh, giảm sức đề kháng. Người già khi đã mắc bệnh viêm phổi thường có triệu chứng bệnh âm thầm, phức tạp nhưng thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nặng, việc điều trị cũng khó khăn và lâu dài vì người già thường có các bệnh mạn tính đi kèm. Do vậy, việc phòng bệnh viêm phổi khi thời tiết thay đổi đột ngột rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tối đa mức tăng nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm gây tử vong. Về lâm sàng viêm phổi người cao tuổi khác người trẻ, nhiều trường hợp sốt nhẹ hoặc không sốt, ho nhiều và khó thở tăng, đôi lúc ho ra máu, có dấu hiệu mất nước rõ. Chỉ cần chụp XQ và cấy đàm là tìm ra nguyên nhân”.
         Người cao tuổi khi đã mắc bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, một trong số đó là suy hô hấp. Khi đó phổi bị tổn thương nặng, giảm chức năng hô hấp dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy cho não… điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn.
          Để phòng bệnh viêm phổi và các biến chứng của bệnh, người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân, giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà cửa, đồ dùng hàng ngày, khi ra ngoài nên mang khẩu trang để tránh khói bụi. Sử dụng nước sạch, bảo đảm mỗi ngày bổ sung đầy đủ từ 1,5 - 2 lít nước. Việc làm này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp đào thải những độc tố có nguy cơ gây bệnh viêm phổi. Người già nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là nguyên nhân gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nhiễm khác.
       Giữ gìn môi trường xung quanh vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát nhằm khử sạch vi khuẩn, virus là mầm mống gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại. Người già nên giữ gìn cơ thể đủ ấm theo tiêu chí ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm cổ, ngực, bàn chân, bàn tay.
          Về mùa hè, nên để điều hòa ở nhiệt độ thích hợp là 20 - 22 độ C, không nên để thấp quá gây chênh lệch môi trường bên ngoài dễ dẫn tới viêm họng, viêm phổi và gây đột quỵ cho người già. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ vitamin A, C, E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
        Khi nghi ngờ bị viêm phổi nên cần đưa ngay đến cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt vì để lâu gây suy hô hấp cấp và tử vong nhất là viêm phổi do virut. Việc điều trị phải do bác sỹ chỉ định không tự ý mua thuốc điều trị nhất là kháng sinh vì không đúng liều và dễ kháng thuốc.

Tác giả bài viết: Minh Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay10,603
  • Tháng hiện tại183,402
  • Tổng lượt truy cập52,801,743
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây