Khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày) thì bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, đến độ tuổi này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng để đáp ứng với sự phát triển của trẻ nữa nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ trẻ cần được ăn thêm các loại thức ăn khác để bù đắp sự thiếu hụt này. Nếu các bà mẹ cho ăn quá sớm trước khi trẻ được 6 tháng sẽ không tốt cho đường tiêu hóa của trẻ, còn nếu cho trẻ ăn quá muộn sẽ dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Cần chia bữa ăn thích hợp lứa tuổi của trẻtheo 6-8 tháng; 9-11 tháng; 12-23 tháng. Đối với trẻ 6-8 thángcần 2-3 bữa chính, 1-2 bữa phụ và bú mẹ thường xuyên; số lượng mỗi bữa 2-3 thìa tăng dần ½ bát 250ml. Đối với trẻ 9-11 tháng cần 3-4 bữa chính, 1-2 bữa phụ và bú mẹ, số lượng mỗi bữa ½ bát 250ml. Đối với trẻ 12-23 tháng cần 3-4 bữa chính, hơn 1-2 bữa phụ và bú mẹ, số lượng mỗi bữa ¾ đến 1bát 250ml. Khi trẻ đượcsáu tháng cần tập cho trẻ ăn bột loãng trong vài ngày để trẻ làm quen với cách đảo, nuốt thức ăn trong miệng. Khi cho trẻ dặm vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi đa dạng 8 nhóm thực phẩm, 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Nhóm 1: lương thực như gạo, bắp, khoai lang; Nhóm 2: các loại hạt như đậu nành, đậu xanh, đậu đen; Nhóm 3: sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa bột, sữa chua, pho mai; Nhóm 4: thịt các loại, cá và hải sản; Nhóm 5: trứng và các sản phẩm từ trứng; Nhóm 6: rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm như bí đỏ, rau muống, rau bồ ngót…; Nhóm 7: củ quả khác như su hào, khoai lang tây; Nhóm 8: dầu ăn, mỡ các loại. Ăn bổ sung đảm bảosự đa dạng của thức ăn để vừa cung cấp đủ năng lượng vừa bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, theo khuyến cáo mới của Tổ chứcy tế thế giới, trẻ cần được ăn đủ8 nhóm thực phẩm trong ngày./.