Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ được 6 tháng (180 ngày). Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ.
Nếu cho trẻ ăn bổ sung quá sớm trẻ bú ít đi khiến mẹ giảm tiết sữa. Ngoài ra, trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh, mắc tiêu chảy, dị ứng do thức ăn bổ sung không phù hợp với khả năng tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ. Ngoài ra sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng để trẻ phát triển tốt dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Thời gian ăn bổ sung tốt nhất từ khi trẻ 6 tháng đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Giai đoạn này sữa mẹ vẫn cung cấp được từ 1/3 đến một nửa lượng thức ăn mà trẻ cần nên bà mẹ vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Giai đoạn ăn bổ sung từ 6-24 tháng (540 ngày) là thời kỳ thay đổi lớn trong ăn uống của trẻ. Từ khi thức ăn của trẻ chỉ là sữa mẹ đến lúc trẻ tập làm quen với thức ăn bổ sung, tập nhai, nuốt và tiêu hóa những thức ăn này nếu cho trẻ ăn ăn bổ sung không đúng, chế biến không đảm bảo vệ sinh thì trẻ dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, phân sống, nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi trong thời gian này thì sau đó dù được chăm sóc tốt mấy cũng khó cải thiện chiều cao. Nguyên tắc chung cho trẻ ăn bổ sung là đủ số lượng theo độ tuổi, số bữa ăn trong một ngày và lượng thức ăn trong 1 bữa, tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn,cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Đảm bảo đủ độ đặc ( là thức ăn vẫn được giữ trên thìa khi nghiêng thìa),đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn đủ 4 nhóm đạm, tinh bột, béo, vitamin, chất khoáng, đảm bảo đúng quy trình và vệ sinh an toàn khi chế biến thức ăn bổ sung ăn bổ sung cho trẻ, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần nhưng không ép buộc trẻ ăn. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý rất quan trọng vì nó đảm bảo cho trẻ phát triển thành những người lớn cường tráng khỏe mạnh trong tương lai./.