CÁCH VẮT SỮA VÀ BẢO QUẢN SỮA

Thứ tư - 15/05/2024 09:58
Người mẹ đang nuôi con bú, nếu phải đi làm xa nhà thì vẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ được, nếu như bạn biết cách vắt và bảo quản sữa mẹ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 Cách vắt sữa mẹ bằng tay được thực hiện như sau: Chọn cc/ly có miệng rộng, rửa cc bằng xà phòng và nước sch. Đổ nước sôi vào cc, khi nào vắt thì đổ nước đi. Rửa tay trước khi vắt sữa, mẹ ngồi hoc đứng một cách thoải mái và hứng cc kề sát vú, đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ và các ngón tay khác phía dưới vú và quầng vú, đối diện với ngón tay cái. Thực hiện các động tác sau: ấn vào thành ngực, dùng ngón cái và ngón trỏ ấn một cách nhẹ nhàng vào phía  thành ngực, ép phía sau núm vú và quầng vú, ép vào rồi thả ra nhiều lần các xoang sữa ở trong quầng thâm của vú. Xoay ấn xung quanh quầng vú tương tự ở nhiều phía để vắt được sữa từ toàn bộ  vú. Không ấn vào núm vú. Vắt từng bên tối thiểu từ 3 - 5 phút (khi sữa chảy chậm lại thì chuyển bên kia), sau đó vắt cả hai bên. Cần 20 - 30 phút để vắt sữa, đặc biệt trong một vài ngày đầu khi sữa chưa về nhiều.
Cách bảo quản: Bình chứa nên làm bằng thủy tinh hoc nhựa cứng có nắp đậy kín chỉ để từ 60 - 120ml sữa trong bình chứa (lượng sữa trẻ thường bú trong một bữa  bú) để tránh nhiễm bẩn khi san svà lãng phí nếu trẻ không bú hết. Nếu để sữa trong ngăn đá tủ lạnh, khi lấy cho trẻ dùng cần làm nóng sữa bảo quản bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng hoc dội nước nóng xung quanh bình sữa; chú ý không đun sôi sữa, không làm nóng sữa bằng lò vi sóng.
         Bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng 19oC - 26oC thời gian bảo quản tốt nhất 4 tiếng có thể 6-8 tiếng;  ngăn mát tủ lạnh dưới 4oC bảo quản tốt nhất 3 ngày có thể 8 ngày, ngăn đá -12oC đến -18oC tốt nhất 6 tháng có thể 12 tháng.
      Trường hợp cần vắt sữa cho trẻ uống  để lại sữa cho con khi mẹ đi làm, nuôi trẻ nhẹ cân, không thể bú mẹ được, nuôi trẻ bệnh, không thể bú được, duy trì nguồn sữa mẹ khi bà mẹ hoc trẻ bị ốm, giúp trẻ ngậm bắt vú dễ hơn khi bầu vú căng đầy, giúp cải thiện tình trạng cương tức vú; khi căng sữa mà mẹ đang không ở gần nhà để cho con bú được.../.
 

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay6,303
  • Tháng hiện tại158,996
  • Tổng lượt truy cập52,777,337
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây