Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2019 Đồng bộ, thống nhất tạo sự gắn kết, đạt hiệu quả cao trong công tác dân số và phát triển

Thứ năm - 11/07/2019 16:29
Tỉnh Bình Định trong những năm qua, là một trong những tỉnh đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác Dân số - Kế hoạch gia đình. Nhân Ngày Dân số Thế giới 11/7/2019, phóng viên có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Văn Thạch – Chi cục phó, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình Định.
Ông Nguyễn Văn Thạch - Chi cục phó, Chi cục Dân số - KHHGĐ dự gặp mặt nhân Ngày Dân số Thế giới 11/7.
Ông Nguyễn Văn Thạch - Chi cục phó, Chi cục Dân số - KHHGĐ dự gặp mặt nhân Ngày Dân số Thế giới 11/7.
Phóng viên (PV): Xin ông cho biết ý nghĩa của Ngày Dân số Thế giới 11 tháng 7 năm 2019?
Ông Nguyễn Văn Thạch: Ngày 11/7/1987, lúc 6h35’ (giờ Anh), cậu bé người Nam Tư tên là Matej Gašpar ra đời tại thành phố Zagreb (nay là thủ đô của Croatia) và đây cũng là công dân thứ 5 tỷ của Thế giới. Đứng trước sự gia tăng dân số quá nhanh, vấn đề dân số làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số, môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) với tầm nhìn chiến lược về dân số đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về dân số ở thủ đô Hà Lan vào tháng 11 năm 1989, tại diễn đàn Dân số thế giới này đã quyết định lấy ngày sinh của bé Matej Gašpar là ngày 11/7 làm "Ngày Dân số thế giới" nhằm nhắc nhở các quốc gia và mỗi người sống trên trái đất về nguy cơ dân số tǎng quá nhanh, con người không đủ điều kiện sống với đầy đủ quyền chính đáng như: quyền học hành, có việc làm, đủ dinh dưỡng, nhà ở, bảo vệ sức khoẻ… Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia, mỗi người tự liên hệ với dân số của địa phương mình để có suy nghĩ và hành động đúng trong hành vi dân số mà tìm mọi biện pháp tích cực, góp phần giảm sự gia tăng dân số, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân trí và cải tạo môi trường sinh thái.
IMG 8033
Nhân viên y tế thôn tuyên truyền về dân số - KHHGĐ cho các bà mẹ xã An Hưng, huyện An Lão .

Việt Nam hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2019 với chủ đề: Việt Nam - 25 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD Cairo, 1994). Nhân ngày này, các địa phương trong tỉnh tổ chức các hoạt động dân số với nhiều nội dung phong phú nhằm kêu gọi sự quan tâm, chú ý của các cấp, ngành, đoàn thể, các cá nhân làm công tác DS-KHHGĐ của cả cộng đồng cùng hướng về những hoạt động thiết thực để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về DS-KHHGĐ mà UBND tỉnh  đã giao cho Ngành Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong năm 2019. 

PV: Xin ông cho biết kết quả 25 năm thực hiện chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển (năm 1994) tại Bình Định.
Ông Nguyễn Văn Thạch: Sau 25 năm thực hiện chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994, tại Bình Định công tác dân số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và rất đáng ghi nhận góp phần đáng kể vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là:
-  Số con trung bình của một phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ 3,5 con vào năm 1994, đến nay chỉ còn 2,07 con đạt mức sinh thay thế;
- Tỷ suất sinh thô giảm mạnh từ 30,8%0 năm 1994 đến nay giảm xuống còn 12,7%0;
- Tuổi thọ trung bình năm 1994 là 65,5 tuổi đến nay đã nâng lên 73,35 tuổi. 
- Dịch vụ Dân số ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng theo hướng an toàn, gần dân và hiệu quả hơn với hệ thống các dịch vụ được mở rộng, cung cấp theo phương thức ngày càng đa dạng như trước đây ngoài các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, khám sàng lọc viêm nhiễm đường sinh dục còn mở rộng khám sức khỏe tư vấn tiền hôn nhân, tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh, tầm soát ung thư cổ tử cung…
Trong suốt 25 năm qua, Bình Định luôn là một trong những đơn vị tiêu biểu góp phần đáng kể vào thành quả chung về công tác DS-KHHGĐ góp phần cùng cả nước và toàn thế giới hạn chế sự gia tăng dân số, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân trí, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, giàu mạnh.
PV: Xin ông cho biết tỉnh ta đã triển khai thực hiện công tác Dân số và phát triển trong tình hình mới như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Thạch:  Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các sở, ban, ngành, hội đoàn thể , UBND các cấp và toàn xã hội về công tác dân số trong tình hình mới tại tỉnh Bình Định, ngày 16 tháng 5 năm 2018, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-TU về thực hiện Nghị quyết số 21 ngày 25/10/2017 của BCHTW khóa 12 về công tác dân số trong tình hình mới. Thực hiện việc chuyển trong tâm chính sách Dân số-KHHGĐ sang Dân số và phát triển để nâng cao chất lượng dân số của tỉnh.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là Giải quyết toàn diện, đồng bộ về cơ cấu, quy mô, phân bổ và chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội góp phần phát triển nhanh và bền vững.
Các mục tiêu cụ thể được đưa ra cụ thể như sau:
- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con);
- Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên (Nghĩa là cứ có dưới 109 bé trai sinh ra sống trên 100 bé gái sinh ra sống);
- Phân bổ dân số hợp lý; tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 45%;
- Tuổi thọ trung bình đạt 75,5 tuổi;
- 100% dân số của tỉnh được đăng ký quản lý trong hệ thống quản lý dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc.
PV: Để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững nhằm đạt được các mục tiêu của tỉnh đề ra đến năm 2030 trong tình hình mới, công tác dân số cần thực hiện các giải pháp gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Thạch: Để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững nhằm đạt được các mục tiêu của tỉnh đề ra đến năm 2030 trong tình hình mới, một hệ thống giải pháp có tính tiên quyết đồng bộ cần được triển khai cụ thể như sau:
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các sở, ngành, đoàn thể và UBND các cấp đây là giải pháp tiên quyết và quan trọng nhất nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về chuyển trọng tâm từ chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và phát triển. Đưa các chỉ tiêu về dân số và phát triển vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn.
Hai là: Đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục vận động về công tác dân số và xác định đây là giải pháp có tính quan trọng, tác động một cách toàn diện đến thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng từ chính sách Dân số - KHHGĐ trước đây sang Dân số và phát triển hiện nay.
Ba là: Phải không ngừng đầu tư phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ dân số -sức khỏe sinh sản nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân.
Bốn là: Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở.
Triển khai đồng bộ thống nhất các giải pháp trên sẽ tạo được sự gắn kết hợp lực và nhất định sẽ đạt được hiệu quả cao trong chương trình Dân số và phát triển của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Rất mong trong thời gian tới chương trình Dân số và phát triển của Tỉnh sẽ  tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả từ các ban, ngành, đoàn thể; và đặc biệt là sự nhiệt tình, trách nhiệm nỗ lực đóng góp công sức của đội ngũ làm công tác y tế, dân số từ tỉnh đến cơ sở.
PV: Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Thu Hiền - Khoa TT-GDSK- Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay8,082
  • Tháng hiện tại512,794
  • Tổng lượt truy cập53,423,737
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây