BẢO VỆ VÕNG MẠC PHÒNG NGỪA MÙ LÒA

Thứ hai - 16/12/2019 14:55
Bệnh về võng mạc là tên gọi chung của một số bệnh về mắt do rối loạn trong võng mạc. Các bệnh võng mạc là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 sau đục thủy tinh thể.
Khi có các dấu hiệu bất thường về mắt cần đến cơ sở y tế khám và phát hiện kịp thời
Khi có các dấu hiệu bất thường về mắt cần đến cơ sở y tế khám và phát hiện kịp thời
Võng mạc (đáy mắt) là một lớp mô được tìm thấy ở mặt sau của mắt. Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ đi qua giác mạc và thủy tinh thể sau đó hội tụ trên võng mạc. Võng mạc có chức năng gửi thông tin về hình ảnh ngược về não qua những dây thần kinh thị giác. Điểm vàng (hay còn gọi là hoàng điểm) là phần trung tâm của võng mạc giúp nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh.
Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Phượng - Bệnh viện Mắt Bình Định cho biết: “Nguyên nhân bệnh lý võng mạc là do mắc một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, hai bệnh này hạn chế sự lưu thông máu vào võng mạc và gây thiếu máu võng mạc. Các rối loạn mạch máu: tắc động mạch, tắc tĩnh mạch, thiếu máu, viêm mạch, dị dạng mạch máu…; các bệnh lý võng mạc liên quan đến bệnh toàn thân: võng mạc đái tháo đường, võng mạc cao huyết áp…; các bệnh lý hoàng điểm mắc phải: thoái hóa hoàng điểm tuổi già, lỗ hoàng điểm, phù hoàng điểm, bong võng mạc thanh dịch…; các bệnh lý thoái hóa võng mạc di truyền: thoái hóa cảm thụ quang, bạch tạng…; bong võng mạc: do thoái hóa võng mạc, cận thị nặng, chấn thương hoặc co kéo,… đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh bong võng mạc đó là thị lực bị giảm dần cho đến mất hẳn thị lực, mù một mắt đột ngột, thấy quầng đen, hạn chế tầm nhìn (tổn thương thị trường). Các triệu chứng điển hình: biến dạng hình (nhìn đường thẳng bị cong hoặc nhìn chữ bị nhỏ đi), ruồi bay và chớp sáng, quáng gà, nhìn thấy màng máu”.
Có nhiều phương pháp điều trị bong võng mạc khác nhau. Lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thái bong võng mạc, các tổn thương kèm theo, tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân... Cần khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các thoái hóa võng mạc và xử trí để ngăn ngừa bong võng mạc. Khám mắt ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như nhìn thấy ruồi bay, chớp sáng, màn đen che trước mắt, để phát hiện và xử trí sớm bong võng mạc. Sau phẫu thuật võng mạc, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ kỹ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng thuốc và tư thế nằm, ngồi, đọc sách, cúi đầu... để võng mạc hồi phục hoàn toàn.
Kiểm soát bệnh này nên áp dụng các biện pháp như mang kính bảo hộ khi chơi thể thao hoặc sử dụng các dụng cụ; kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên khám bệnh nếu bị đái tháo đường. Đồng thời, cần chú ý các thói quen sinh hoạt tốt cho mắt như không dụi mắt vì việc này có thể gây xước giác mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt,... thay vào đó nên rửa mắt với nước sạch, dùng tăm bông để lấy dị vật ra ngoài, trường hợp dị vật hoặc tổn thương lớn cần đến ngay các cơ sở y tế. Nên mang kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và bức xạ mặt trời. Hạn chế sử dụng máy vi tính, máy tính bảng, xem tivi… nhằm tránh  thoái hóa hoàng điểm..Khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm và các bệnh mắt khác.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay43
  • Tháng hiện tại522,419
  • Tổng lượt truy cập53,433,362
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây