Các biện pháp để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Thứ ba - 07/01/2020 09:19
Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thức ăn bị biến chất, ôi thiu... Người bị ngộ độc thực phẩm thường nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... và một số trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Cần tăng cường giám sát, kiểm tra thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh Thùy Vy)
Cần tăng cường giám sát, kiểm tra thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh Thùy Vy)
Đặc biệt vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thấp, nguy cơ bị nhiễm cúm từ thịt gia cầm tăng cao. Do vậy, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cần đảm bảo thực hiện ăn chín, uống chín, đặc biệt với thịt gia cầm. Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ta không nên ăn quá no, uống quá nhiều trong một bữa và trong cả ngày. Không nên chế biến nhiều thực phẩm một lần, sau đó trữ ở tủ lạnh trong nhiều ngày, không nên nấu lại nhiều lần thức ăn.Thức ăn cần nấu chín, hạn chế rau sống. Tránh cơ thể bị nhiễm lạnh, giữ chế độ sinh hoạt ăn uống và nghỉ hợp hợp lý, điều độ ”.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ta phải bảo quản thực phẩm đúng cách. Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá. Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với những thức ăn chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh, còn thời hạn sử dụng. Cảnh giác với các loại thực phẩm có nguy cơ cao: cá ngừ, măng tươi, nấm, các thức chế biến sẵn không rõ nguồn gốc. Đối với các loại rau ăn sống cần phải rửa thật kỹ 2-3 lần trước khi ăn…
 Do đó, chúng ta cần lưu ý khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi ăn hoặc uống một loại thức ăn nào đó như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, sốt... cách sơ cứu thông dụng nhất là để người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng một số cách gây nôn để người bệnh nôn ra được. Sau khi đã nôn hết, người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nước và chất điện giải (pha gói ORS với lượng nước quy định, hoặc uống nước dừa tươi) nhằm chống mất nước trong cơ thể, đồng thời giúp trung hòa chất độc. Những trường hợp nặng với các biểu hiện như: khó thở, tím tái, co giật…nên sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm và chuyển nhanh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay7,402
  • Tháng hiện tại95,815
  • Tổng lượt truy cập52,714,156
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây