Bệnh cường giáp: Triệu chứng và điều trị

Thứ ba - 14/01/2020 14:45
Cường giáp là thuật ngữ để chỉ tình trạng tuyến giáp tăng tổng hợp và giải phóng hormon. Khi nồng độ hormon tuyến giáp lưu hành trong máu tăng cao sẽ tác động gây rối loạn chức năng của các cơ quan và tổ chức trong cơ thể dẫn đến nhiễm độc hormon giáp.
Khi có dấu hiệu mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sút cân cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời (Ảnh Thu Phương)
Khi có dấu hiệu mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sút cân cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời (Ảnh Thu Phương)
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Vũ-Trưởng khoa Nội tiết Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Cường giáp có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính: cường giáp do tăng sự kích thích và cường giáp tự chủ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất 20-40 tuổi. Bệnh nhân thường đến khám và điều trị với chúng tôi thường trong tình trạng đã có các biến chứng của bệnh cường giáp như rung nhĩ, suy tim, rối loạn tâm thần, yếu cơ teo cơ, viêm gan, giảm mất thị lực do lồi mắt. bướu giáp to chèn ép gây khó thở.  Và nặng nhất là cơn bão giáp, tỉ lệ tử vong 10-30%. Với các triệu chứng như mệt mỏi, nóng bức, ra mồ hôi nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sút cân. Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, run tay đầu ngón. Hồi hộp, đánh trống ngực. bướu giáp to và lồi mắt”.
Theo thống kê chung thì nguyên nhân cường giáp phần lớn có liên quan đến di truyền (79%), phần còn lại do tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác như tuổi tác, môi trường sống, hóa chất trong thực phẩm ăn uống, cơ địa, giới tính… và stress.
Bệnh cường giáp có thể điều trị khỏi hoàn toàn, song cũng có thể tái phát. Mục tiêu điều trị trước mắt là đưa bệnh nhân về tình trạng bình giáp. Duy trì tình trạng bình giáp trong một khoảng thời gian để đạt được khỏi bệnh bằng các biện pháp. Dự phòng và điều trị các biến chứng. lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Đối với mỗi bệnh nhân có thể có các phương pháp điều trị khác nhau như nội khoa, phẫu thuật tuyến giáp hoặc điều trị bằng phóng xạ.
Bác sỹ Vũ cho biết thêm: “Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được ngừng thuốc kháng giáp đột ngột. Tránh các sang chấn thể chất cũng như tinh thần. Kiêng ăn chế phẩm của sữa (sữa tươi dùng được), kiêng uống nước ngọt có tính kích thích, kiêng uống cà phê, trà và các chất kích thích có chứa nicotin, hút thuốc lá, những thức ăn có hàm lượng iốt cao như muối iod, đồ biển (hải sản, rong biển), kiêng ăn rau câu, trứng..., trong ăn uống phải kiêng ăn thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, thịt dê… Người mắc bệnh cường giáp có thể thường xuyên ăn những thức ăn có tác dụng ức chế tuyến giáp hợp thành như lạc, hạt tía tô. Nên ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng kali cao và cũng nên ăn những thức ăn có chứa nhiều canxi và phốtpho. Cần có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh các stress. Khi có những biểu hiện nghi ngờ bị cường giáp, người bệnh hãy đến bệnh viện để được xét nghiệm máu, kiểm tra xem nồng độ hormon tuyến giáp T3 và T4 có tăng hay không, nồng độ hormone tuyến yên TSH có giảm không. Bác sĩ cũng có thể đo độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp. Nếu độ tập trung cao thì người đó đã mắc bệnh cường giáp”.
 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm58
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay2,452
  • Tháng hiện tại269,979
  • Tổng lượt truy cập53,777,273
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây