BÌNH ĐỊNH: THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

Thứ ba - 03/12/2019 15:11
Nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư <0,4%, Bình Định đã triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Chương trình phòng chống HIV/AIDS từ công tác truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm thiểu tác hại, dự phòng trước phơi nhiễm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân.
Điều trị methadone cho người dân trên địa bàn tỉnh
Điều trị methadone cho người dân trên địa bàn tỉnh
Tích lũy số trường hợp nhiễm HIV tại tỉnh Bình Định, tính đến cuối năm 2018 tổng số bệnh nhân phát hiện nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Bình Định là 824 người, trong đó số bệnh nhân còn sống là 383 người… Trong 10 tháng đầu năm 2019, số bệnh nhân HIV được phát hiện nhiễm mới là 61 người.
Để triển khai có hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2019, công tác phòng, chống HIV/AIDS được triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm, đa dạng các mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng để người nhiễm HIV biết sớm tình trạng HIV để được tham gia điều trị ARV (thuốc kháng virut).  Mở rộng điều trị nghiện bằng Methadone, phân phát bao cao su làm thay đổi nhận thức và giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao. Việc quản lý bệnh nhân điều trị Methadone đã chuyển từ ghi chép sổ sách sang phần mềm thông tuyến trên toàn quốc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân. Hơn nữa, bắt đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã triển khai cấp thẻ BHYT miễn phí cho 100% người nhiễm HIV tham gia điều trị thuốc ARV. Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhằm hướng tới mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2020”, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm, nội dung tư vấn, xét nghiệm HIV miễn phí được đưa vào hoạt động khám thai định kỳ và quản lý thai nghén cho các bà mẹ mang thai, tạo cơ hội để chị em được tiếp cận sớm các dịch vụ. 100% phụ nữ mang thai và chuyển dạ phát hiện nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ tư vấn điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Ngoài việc đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, hoạt động tư vấn, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, còn tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho mạng lưới y tế các cấp, nhất là tuyến y tế cơ sở, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị y tế, các địa phương thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở cơ sở.
IMG 7011
Cán bộ y tế tư vấn cho người dân về cách phòng chống HIV/AIDS
Bác sỹ Huỳnh Thị Ngọc Thu, Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật BÌnh Định cho biết: “Để kìm hãm tốc độ lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng, tiến tới kết thúc dịch HIV/AIDS, trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ tiếp tục triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng, đặc biệt cho nhóm nguy cơ cao: tiêm chích ma túy, mại dâm, MSM; nhóm dễ tổn thương (phụ nữ mang thai, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV…). Tăng cường hoạt động truyền thông từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, phường, thị trấn; triển khai các hoạt động nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử tại cộng đồng và cơ sở y tế. Triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho nhóm nguy cơ cao: người nam có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm; người tiêm chích ma túy; bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt ức chế vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu). Những người đã điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) nhưng tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV cũng nên dùng PrEP,  tuy nhiên hoạt động này chỉ mới triển khai tại một số tỉnh có dự án. Quản lý và tiếp cận tốt với người nhiễm HIV để tránh mất dấu, tạo mọi điều kiện để họ tiếp cận được với các dịch vụ điều trị, chăm sóc nhằm tránh lây lan…

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay999
  • Tháng hiện tại99,426
  • Tổng lượt truy cập52,717,767
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây