Tai biến mạch máu não có xu hướng trẻ hóa

Thứ tư - 27/11/2019 09:30
Tai biến mạch máu não là căn bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư, đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn tật. Tỷ lệ tử vong từ 20-30%. Nếu như trước đây, tai biến mạch máu não là bệnh lý thường xuất hiện ở người cao tuổi thì nay các chuyên gia cảnh báo, độ tuổi mắc căn bệnh ngày càng trẻ hóa, thậm chí ở tuổi 20.
Cần tuân thủ các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não.
Cần tuân thủ các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não.
Tại các bệnh viện, ngày càng nhiều bệnh nhân rất trẻ, tuổi đời từ 20-30 đã bị đột quỵ não, chứng tỏ bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Lý giải điều này, Bác sĩ Bành Quang Khải - Bệnh viện Đa khoa thành phố Quy Nhơn cho biết:” Khi đời sống vật chất được nâng cao, tình trạng ăn uống quá nhiều chất béo có hàm lượng cholesterol, dẫn đến xơ vữa động mạch ở người trẻ tuổi là xu hướng rất tất yếu. Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống, stress là một trong những yếu tố làm cho tình trạng co thắt mạch máu não xảy ra thường xuyên. Chính vì thế nhiều người trẻ cũng không tránh được nguy cơ bị tai biến”.
Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có tai biến mạch máu não. Tình trạng thiếu máu não trong thời gian dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não, để lại những di chứng nặng nề. Khi thiếu máu não, người bệnh có thể bị rối loạn cảm xúc, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… gây cho người bệnh nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt.
Ở người cao tuổi, theo quá trình lão hóa cùng tuổi tác, những thay đổi ở hệ tim mạch ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. 80% số trường hợp thiếu máu não là do sự lão hóa mạch máu và xơ vữa động mạch làm cho mạch máu dày và cứng dần lên, lòng mạch hẹp lại, giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến là các bệnh lý tim mạch như suy tim, bệnh van tim, loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, thoái hóa cột sống cổ chèn ép vào động mạch sống nền.
Triệu chứng báo trước của đột quỵ thường gặp là thấy choáng váng, đau đầu, chóng mặt. Tự nhiên bị mờ hoặc mù đột ngột một hoặc cả 2 mắt. Nói ngọng, nói khó, méo miệng. Tê, yếu một chân, một tay hoặc một nửa người. Cách sơ cứu ban đầu có thể cho bệnh nhân nằm cao đầu, quay mặt về một bên để tránh chất nôn trào ngược. Không được đánh, cạo gió và cho uống bất cứ loại thuốc nào. Nếu ngừng thở hoặc ngừng tim thì phải ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Hinh Bai 34
Người trẻ tuổi cần khám sức khỏe định kỳ, giảm áp lực cuộc sống để phòng tránh bệnh
Bác sĩ Bành Quang Khải khuyến cáo: “Để phòng ngừa đột quỵ não, chúng ta nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao vừa sức và có chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế mỡ động vật, tăng cường đạm thực vật, rau và hoa quả. Giảm lượng cholesterol máu, phòng chống xơ vữa động mạch, điều trị một số bệnh lý cột sống cổ.
Ngoài việc giữ đời sống tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ, tránh những thực phẩm có tính kích thích, có thể sử dụng những Đông dược thành phẩm có tác dụng cải thiện tuần hoàn não nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với các nhân viên văn phòng, tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu rất dễ gặp phải. Cần thực hiện vệ sinh lao động một cách hợp lý nghĩa là không nên làm việc với máy tính trong phòng lạnh một thời gian quá dài, khi thay đổi tư thế thì nên xoa ấm vùng cổ và từ từ thay đổi tư thế, tránh thay đổi đột ngột. Trong sinh hoạt hàng ngày, nên dùng những loại trà thuốc như trà nhân sâm, trà linh chi, trà gừng...”.
Ngoài ra, trong dinh dưỡng y học cổ truyền còn có rất nhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện tuần hoàn não. Về nguyên tắc nên ăn uống đủ chất cân bằng, dùng các rau quả tươi và các gia vị như nhục quế, đại hồi, gừng tươi..; nếu bị huyết áp thấp, một trong những nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não thì mỗi sáng thức dậy nên uống một cốc trà gừng pha với đường hoặc mật ong./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm110
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay864
  • Tháng hiện tại486,034
  • Tổng lượt truy cập46,293,751
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây