Phòng chống rối loạn do thiếu I ốt

Thứ tư - 06/11/2019 10:00
I ốt là một vi chất rất cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Các hormon tuyến giáp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ và kiểm soát chức năng các tổ chức cơ thể. Hàng ngày, cơ thể con người cần khoảng 150 mcg đến 200 mcg I ốt. Nếu cơ thể tiếp nhận dưới 150 mcg i-ốt thì gây ra các rối loạn do thiếu i-ốt.
Cán bộ y tế tư vấn cho bà mẹ mang thai về cách sử dụng muối iốt
Cán bộ y tế tư vấn cho bà mẹ mang thai về cách sử dụng muối iốt
Thiếu I ốt không chỉ gây ra bướu cổ đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con người; từ bào thai, sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Thiếu I ốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, lứa tuổi bị ảnh hưởng nhất là thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Ở thời kỳ bào thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hocmon giáp trạng của người mẹ truyền sang cho con. Hocmon này quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu thiếu I ốt, sự phát triển bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là bộ não. Thiếu I ốt trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi mẹ thiếu I ốt nặng, trẻ sinh ra có thể đần độn vì tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, lác mắt. Ở giai đoạn cơ thể trẻ phát triển, nếu thiếu I ốt sẽ gây bệnh bướu cổ, bệnh đần độn, chậm phát triển trí tuệ, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu I ốt sẽ làm giảm hoạt động tuyến giáp gây những biểu hiện rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng Cholesterol. Người lớn nếu thiếu I ốt sẽ gây ra bướu cổ với các biến chứng như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả năng lao động. Các rối loạn do thiếu hụt I ốt làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những hạn chế về hoạt động trí tuệ, thể lực mà không lường trước được.
HÌNH 9
Cán bộ y tế khám một số bệnh thường gặp cho người dân miền núi
Bác sỹ Phạm Văn Bảo - Trưởng Phòng Khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Đối với bướu giáp đơn thuần và suy giáp đó là bệnh lý do thiếu hụt I ốt là chính. Triệu chứng của bệnh này thường nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng đến tính mạng, biểu hiện của bệnh là người mệt mỏi, phản ứng chậm, cổ to nuốt nghẹn, mất ngủ, gây phù niêm ở chân, tăng cân... lâu ngày gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em, gây sẩy thai đẻ non đối với phụ nữ. Chình vì thế, để phòng bệnh này tốt nhất bổ sung I ốt là chất rất cần thiết cho sức khỏe của tuyến giáp và sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Điều này sẽ giúp tránh được nhiều biến chứng ở sản phụ trong và sau thai kỳ. Đồng thời, thai nhi cũng sẽ được đảm bảo phát triển cân đối về thể chất và trí tuệ. Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp cân bằng hormone tuyến giáp và tránh những căng thẳng về tinh thần, tránh khói thuốc lá”.
Mỗi gia đình cần sử dụng muối I ốt làm gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày, các thực phẩm giàu I ốt là hải sản tôm, cua, cá, ghẹ, rong biển, tảo biển; các loại rau xanh đậm: rau dền, rau đay, mồng tơi; các loại trái cây tươi, thịt và sữa. Khi mua cần xem bao bì có ghi là muối I ốt; có hàm lượng muối I ốt cụ thể; bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn tạp chất bẩn; có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng; có đăng ký chất lượng rõ ràng. Khi mua về cần bảo quản trong lọ có nắp đậy kín hoặc túi nilon buộc kín; để lọ đựng muối I ốt xa bếp, tránh ánh sáng, tránh nguồn nhiệt, dùng hết lọ rửa sạch, phơi khô rồi dùng tiếp đợt khác; khi nấu thức ăn, lúc nhấc ra khỏi bếp mới cho muối I ốt vào nêm nếm để tránh bốc hơi.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay1,291
  • Tháng hiện tại523,667
  • Tổng lượt truy cập53,434,610
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây