Phòng đột quỵ trong mùa lạnh

Thứ sáu - 18/10/2019 08:17
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng khi trời trở lạnh bệnh có xu hướng gia tăng. Không chỉ người già mà ngay cả những người trẻ, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường. Nếu phát hiện, phòng ngừa và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh những di chứng nặng nề.
Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường cần lưu ý bảo vệ sức khỏe phòng đột quỵ trong mùa lạnh
Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường cần lưu ý bảo vệ sức khỏe phòng đột quỵ trong mùa lạnh
Số liệu thống kê tại Khoa Nội Trung cao - BVĐK tỉnh, trung bình mỗi tháng có khoảng 20 - 30% bệnh nhân nhập viện điều trị do bị đột quỵ. Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng khi trời trở lạnh bệnh có xu hướng gia tăng. Ta cần thận trọng, lưu ý để bảo vệ sức khỏe.
Đột quỵ là tình trạng suy giảm chức năng của não một cách đột ngột, vùng não bị ảnh hưởng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến bị tổn thương. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của đột quỵ có thể chỉ là cơn đau đầu, từ nhẹ, sau đó dồn dập và co thắt, nếu không xử lý kịp thời, hoặc chủ quan thì bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, nặng nhất có thể tử vong.
Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân chỉ đau đầu, buồn nôn, khó chịu. Trong trường hợp này, nhiều người tưởng mình bị cảm, gọi người nhà đánh gió sẽ rất nguy hiểm bởi việc cạo gió, uống nước đường, nước gừng giải cảm sẽ càng khiến cho việc chảy máu nặng thêm. Do đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước nên việc phòng ngừa đột quỵ vẫn là ưu tiên hàng đầu.
BsCKII.Trần Văn Trung Khoa Nội Trung cao - BVĐK tỉnh khuyến cáo: “Không chỉ người già mà ngay cả những người trẻ, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường cũng rất dễ xảy ra đột quỵ khi trời trở lạnh. Thời gian từ lúc đột quỵ xuất hiện đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng. Đây được gọi là “thời gian vàng” quyết định đến sự sống chết của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. Người bị đột quỵ nhẹ có thể để lại các di chứng như chân tay run rẩy, đi lại khó khăn; nặng thì nằm liệt hoặc tử vong”.
Khi phát hiện người đột quỵ cần sơ cứu bằng cách: để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân co giật, cần để bệnh nhân nằm nghiêng đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi. Nếu thấy người bệnh có những cơn đau đầu dồn dập, buồn nôn thì nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
“Muốn phòng chống đột quỵ, người già và những người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh tim mạch) cần chú ý kiểm soát huyết áp, cholesterol của mình, ngưng hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ. Mùa đông khi ra ngoài phải mặc ấm, không nên ra khỏi nhà vào ban đêm và tập thể dục vào sáng sớm, khi trời còn lạnh; khi cần phải ra ngoài nhất thiết phải mặc đủ ấm...”, bác sĩ Trung cho lời khuyên./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm69
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay14,190
  • Tháng hiện tại281,717
  • Tổng lượt truy cập53,789,011
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây