THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH VIÊM XOANG

Thứ hai - 04/11/2019 10:12
Viêm xoang do rất nhiều nguyên nhân gây nên: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, khí lạ, chất hóa học, cấu trúc bất thường của mũi xoang,… Viêm xoang có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là khi giao mùa. Thời điểm giao mùa chính là lúc bệnh viêm xoang phát tán.
Khám bệnh cho bệnh nhi tại cơ sở y tế
Khám bệnh cho bệnh nhi tại cơ sở y tế
Viêm xoang do rất nhiều nguyên nhân gây nên: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, khí lạ, chất hóa học, cấu trúc bất thường của mũi xoang,… Viêm xoang có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là khi giao mùa. Thời điểm giao mùa chính là lúc bệnh viêm xoang phát tán.
Bác sỹ Nguyễn Thành Long – Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Viêm xoang là một trong những bệnh nhiễm trùng  phổ biến chiếm tỷ lệ 2 - 5% dân số nói chung và có xu hướng ngày càng tăng. Viêm xoang thường phối hợp với viêm mũi. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, dị ứng. Một số ít do chấn thương, do cản trở cơ học của khối u, dị dạng hốc mũi (gai vách ngăn, mào vách ngăn...), Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Viêm xoang có 2 dạng là viêm xoang cấp và viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp có biểu hiện sốt, môi khô lưỡi bẩn, đau nhức vùng sọ mặt tương ứng với xoang bị viêm như mặt trước má, trán, vùng sau gáy, ngạt tắc mũi tăng dần, chảy nước mũi đục rồi chuyển thành vàng xanh, giảm ngửi. Viêm xoang mạn tính là do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần không được điều trị hoặc điều trị chưa triệt để. Biểu hiện của viêm xoang mạn tính là chảy mũi một hoặc hai bên, dịch mũi ngày một đặc hơn, có màu vàng xanh, mùi hôi, ngạt tắc mũi tăng dần tới ngạt mũi hoàn toàn, ngửi kém từng lúc hoặc mất ngửi, đau đầu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho người viêm xoang phải đi khám bệnh. Bệnh nhân bị viêm xoang mạn tính hay khịt khạc, ho khan, ngứa họng... “.
HINH 5 (1)
Phát hiện sớm bệnh viêm xoang để điều trị kịp thời
Khi có những dấu hiệu trên tốt nhất là nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Họ sẽ hỏi một cách hệ thống các cảm giác và dấu hiệu cũng như sẽ ấn tìm các điểm đau đặc trưng trên mặt hoặc răng để định hướng chẩn đoán, sau đó bác sĩ có thể sẽ dùng ống nội soi để quan sát bên trong mũi. Trong một số trường hợp cần thiết, bạn có thể được cho chụp CT-scan hoặc cấy dịch mủ trong mũi xoang để xác định chẩn đoán. Khi đã xác định là đã bị viêm xoang, dù là cấp hay mạn tính, thì bác sĩ TMH sẽ kê toa thuốc phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh. Người bệnh có thể được cho làm các thủ thuật để hỗ trợ cho việc điều trị bằng thuốc hiệu quả hơn như hút rửa mũi xoang và xông mũi. Phẫu thuật điều trị viêm xoang chỉ được thực hiện nếu như các phương pháp điều trị nói trên không  có hiệu quả.
Để phòng bệnh cần rửa tay thường xuyên vì virus có thể sống lâu hơn các bề mặt mà bạn có nhiều khả năng sờ tay vào như tay nắm cửa, đồ dùng... Chích ngừa cúm hàng năm bằng cách tiêm ngừa cúm ngăn ngừa nhiễm trùng xoang. Có một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn giữ sức khỏe tốt sẽ giúp bảo vệ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhờ đó giảm nguy cơ bị các bệnh hô hấp, bảo gồm cả nhiễm trùng xoang. Nên bỏ thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp và xoang mũi, ngay cả khi không hút thuốc thì cũng nên tránh hít phải khói thuốc thụ động. Không lạm dụng kháng sinh vì không có tác dụng gì trong điều trị nhiễm virus, nếu lạm dụng kháng sinh có thể hình thành sự kháng thuốc và phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Sử dụng dung dịch nước muối để làm sạch mũi mỗi ngày. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, cần mặc ấm, nhất là vùng cổ, ngực, mũi. Mỗi khi đi ra đường, ngoài việc mặc ấm thì cần mang khẩu trang, nên dùng loại có khả năng hạn chế sự xâm nhập của bụi. Vệ sinh họng, miệng hàng ngày, nếu giữ được họng, miệng không bị viêm thì hạn chế rất nhiều đến việc bị viêm xoang cấp cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi vì hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau, nên đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày...

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm119
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay885
  • Tháng hiện tại486,055
  • Tổng lượt truy cập46,293,772
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây