Cộng đồng chung tay hỗ trợ người khuyết tật

Thứ sáu - 28/09/2018 14:35
Trong năm 2017, dự án Hỗ trợ người khuyết tật vận động được triển khai tại tỉnh Bình Định do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Tổ chức Trung tâm Quốc tế (IC) đã triển khai tại 11 xã thuộc 3 huyện, thị xã Tuy Phước, Tây Sơn và An Nhơn. Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ dụng cụ trợ giúp có chất lượng và phù hợp cho người khuyết tật vận động trên địa bàn 03 huyện, bao gồm dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày; dụng cụ giúp di chuyển như xe lăn xe lắc, gậy, nạng, khung tập đi; dụng cụ thay thế như tay chân giả; dụng cụ chỉnh hình như các loại nẹp tay chân, cột sống. Người khuyết tật được khám sàng lọc và chỉ định cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp cho từng người, phù hợp với nhu cầu, điều kiện sống sinh hoạt của họ… tạo điều kiện cho người khuyết tật được thuận lợi trong sinh hoạt hàng ngày, học tập, mưu sinh và hội nhập xã hội.
Lễ mit tinh kỉ niệm Ngày Quốc tế người khuyết tật tại UBND huyện Tây Sơn
Lễ mit tinh kỉ niệm Ngày Quốc tế người khuyết tật tại UBND huyện Tây Sơn
       Với cuộc sống của mỗi người, không ai muốn mình bị khuyết tật. Nhưng có những người điều không may  đến với họ mà bị khuyết tật do bị bệnh bẩm sinh, hay bị tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông… đã mất đi một phần thân thể như tay, chân. Nỗi đau này, tưởng chừng như người khuyết tật không thể vượt qua, họ luôn luôn cảm thấy mình bị khuyết đi phần thân thể và dần dần thu hẹp mình, không muốn giao tiếp với bạn bè, người xung quanh. Và họ luôn trong tình trạng đau khổ, mặc cảm. Thế nhưng, không ít người khuyết tật vượt qua nỗi đau bản thân và tự khẳng định chính mình bằng những hành động thiết thực và việc làm cụ thể của họ trong cuộc sống thường ngày nhờ sự trợ giúp của dụng cụ. Những dụng cụ trợ giúp sẽ phần nào giúp người khuyết tật di chuyển được dễ dàng hơn, cải thiện những khó khăn trong sinh hoạt… Đây thực sự là một tin vui đối với nhiều gia đình có người bị khuyết tật và đã có không ít người khuyết tật nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng.
      Trong năm 2017,  Dự án đã khám sàng lọc cho 612 trường hợp và cấp phát dụng cụ hỗ trợ vận động cho 86 người khuyết tật của huyện Tây Sơn, 85 người khuyết tật của huyện Tuy Phước và 231 người khuyết tật của thị xã An Nhơn. Đặc biệt là dự án đã hỗ trợ  một phần về vật chất cũng như tinh thần để người khuyết tật vận động ở các địa phương tham gia dự án vượt qua tự ti, mặc cảm để  sống tốt đẹp hơn.
      Điển hình là trường hợp của em Đỗ Thị Trang, 12 tuổi ở thôn Ngọc Thạnh 1, xã Phước An, huyện Tuy Phước, cách đây 3 năm, trong lần tai nạn giao thông đã lấy đi chân phải của em. Từ đó em rất mặc cảm, tự ti với bạn bè và người xung quanh. Cảm thông trước nỗi đau của em, dự án đã khám và hỗ trợ chân giả để em Trang thuận tiện hơn trong việc đi lại. Để giúp em vượt qua sự mặc cảm của bản thân, người thân trong gia đình và cán bộ y tế xã, huyện đã động viên em tích cực tham gia và nhận dụng cụ trợ giúp từ dự án. Đối với em, niềm vui lớn nhất của em là được đến trường học tập như bao bạn bè bình thường khác. Em Trang, chia sẻ: Đến trường em được sự hỗ trợ của các bạn trong lớp và thầy cô giáo. Em mong muốn có chân để đi. Cùng với dự án, các thầy cô giáo của Trường Trung học cơ sở Phước An chia sẻ,  quan tâm  hỗ trợ em trong học tập và động viên em cố gắng vượt khó. Đồng thời tuyên truyền cho học sinh trong toàn trường không nên có bất kỳ lời nói cũng như hàng động nào làm tổn thương đến bạn học của mình là người khuyết tật, thể hiện tinh thần “Thương người như thể thương thân”. Các em  xem bạn khuyết tật như chính bản thân mình mà hãy thể hiện tinh thần giúp bạn vượt lên trong học tập. Hiện tại, em Trang  rất ham học và năm học nào em cũng được nhà trường tặng thưởng.
      Hiện nay, toàn xã hội đang quan tâm đến vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật. Tuy vậy, không phải ai ai cũng hiểu hết ý nghĩa, hiểu hết sự khát khao được cắp sách đến trường của trẻ em khuyết tật. Nhà trường và gia đình luôn tạo mọi điều kiện quan tâm đến nhu cầu được học tập của con em mình để người khuyết tật được đi học. Mặt khác, người khuyết tật cũng hãy gạt bỏ mặc cảm, tự ti để nỗ lực học tập và làm việc dù bản thân đang ở mức khuyết tật nào, hoàn cảnh khó khăn  nào cũng vậy.
Với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ người khuyết tật vận động, có thể thấy hiện nay rất nhiều người khuyết tật cần sự quan tâm từ cộng đồng bằng những hành động cụ thể để giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng không chỉ tấm lòng mà còn cả tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm vào cuộc của nhiều cấp, ngành và tổ chức, đoàn thể đối với người khuyết tật để họ luôn cảm thấy mình không bị xa lánh, mặc cảm, có thêm nghị lực, tự khẳng định bản thân như bao người bình thường khác.
      Dự án đã mang lại nhiều niềm vui cho nhiều người khuyết tật từ nhiều độ tuổi khác nhau, người già, người trung niên và đặc biệt là những trẻ em không may bị tai nạn, với nhiều dụng cụ hỗ trợ khác nhau, tuỳ vào tình trạng khuyết tật. Theo thông kê của dự án có khoảng 83% người khuyết tật hài lòng với dụng cụ được cấp.
      Trong thời gian từ nay đến năm 2020, dự án có kế hoạch tiếp triển khai ở 43 xã của 03 địa phương là huyện Tây Sơn, Tuy Phước và thị xã An Nhơn và mở rộng thêm ở một số huyện khác có nhu cầu và có số lượng lớn người khuyết tật vận động. Đây là dự án có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho người khuyết tật. Thực tế mong muốn của nhiều người, đối với người khuyết tật ngoài hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan cần thêm sự hỗ trợ của Tổ chức phát triển Quốc tế Hoa Kỳ thông qua tổ chức Trung tâm Quốc tế (IC), mang lại cơ hội cho người khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh để cải thiện chất lượng sống của họ./.
 
Một số hình hình khác
 
HINH BAI 2 2
HINH BAI 2 3
 
HINH BAI 2 4

Tác giả bài viết: Thu Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay360
  • Tháng hiện tại184,359
  • Tổng lượt truy cập52,802,700
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây