Phong – Lao – Cổ - Lại: Tứ chứng nan y, đó là câu truyền miệng lâu đời trong dân gian khẳng định bệnh lao vô phương cứu chữa. Đến năm 1982, nhân kỷ niệm 100 năm ngày bác sĩ Robert Koch tìm ra vi khuẩn Lao, hiệp hội chống Lao quốc tế đã nêu khẩu hiệu. “Chiến thắng bệnh lao bây giờ và mãi mãi” và đã hơn 50 năm nay,
thắt lưng nam montblanc công tác điều trị bệnh lao, ngày càng có nhiều thuốc đặc trị mới để chữa khỏi bệnh lao. Cho nên chương trình phòng chống lao Quốc gia đã trở thành chiến lược toàn cầu. Và quốc tế đã lấy ngày 24/3 hàng năm làm ngày quốc tế phòng chống bệnh lao.
Tháng 4/1983, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố. Bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu vì sự quay trở lại của bệnh lao do nhiều nguyên nhân:
- Sự lãng quên hiểm hoạ bệnh lao trong quá khứ, nên nhiều quốc gia không có chương trình phòng chống lao quốc gia.
- Sự biến động dân số và tác động các yếu tố kinh tế xã hội.
- Sự bùng nổ đại dịch HIV/AIDS và tác động tương hổ giữa dịch lao và dịch HIV.
- Gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc.
Về hoạt động phòng chống Lao:
- Năm 1957 Viện chống Lao Trung ương thành lập, do giáo sư Phạm Ngọc Thạch. Bộ trưởng Bộ Y tế làm Viện trưởng. Từ năm 1957- 1975, Tổ chức xây dựng mạng lưới đào tạo cán bộ, nên chương trình phòng chống Lao miền Bắc đạt nhiều thành tựu về dịch tể và dự phòng.
- Năm 1976 – 1985: Hoạt động phòng chống Lao theo chương trình 10 điểm.
- Năm 1986: chương trình chống Lao cấp II ra đời, nhằm nâng cao chương trình điều trị thanh toán nguồn lây ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
- Và đến tháng 11/1994 chương trình phòng chống Lao Quốc gia ra đời.
Về mục tiêu chương trình, thực hiện ba giảm: giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ nhiễm lao trong cộng đồng và giảm tỷ lệ kháng thuốc mắc phải trong cộng đồng.
Chỉ tiêu: phấn đấu điều trị khỏi ít nhất 85% bệnh nhân lao phổi dương tính phát hiện được.
- Phát hiện ít nhất 70% các trường hợp lao phổi dương tính hiện có.
- Chức năng nhiệm vụ: chương trình chống lao Quốc gia được triển khai ở 4 tuyến: trung ương, tỉnh, huyện và xã trong đó:
- Tuyến tỉnh hướng dẫn huyện giám sát hoạt động, đào tạo mở các chiến dịch tuyên truyền phòng chống lao, nhất là ngày 24/3 hàng năm. Tập trung lực lượng chuyên khoa lao trong tỉnh mở chiến dịch phát hiện nguồn lây cho tỉnh huyện theo kiểu cuốn chiếu.
- Tuyến huyện: có nhiệm vụ phát hiện nguồn lây hàng
dép hermes nam ngày và định kỳ theo chiến dịch.
- Tuyến xã, phường: tham gia phát hiện nguồn lây tại nhà và định kỳ theo chiến dịch, điều trị và theo dõi điều trị theo chiến lược DOST (Điều trị công thức ngắn hạn có giám sát trực tiếp), tìm phát hiện bệnh nhân bỏ trị, báo cáo lên huyện.
Trong những năm qua, nhờ triển khai chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, chương trình chống Lao Quốc gia (CTCLQG) đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Việt Nam có kết quả điều trị bệnh Lao rất tốt. Đã phát hiện sớm tất cả các thể lao, cung cấp dịch vụ điều trị lao cho tất cả người bệnh sau chẩn đoán và hiện điều trị trên 100.000 người mắc lao mỗi năm với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% số trường hợp mắc mới. Dịch tễ bệnh lao đã giảm, trung bình hằng năm giảm 4,6% từ năm 2000 đến nay, có gần 6000 người mắc lao kháng thuốc đang được thu dung điều trị.
Tuy nhiên, theo báo cáo của WHO hàng năm vẫn còn khoản 13.000 người chết vì lao đứng thứ 16/30 nước, có số bệnh nhân lao cao trên thế giới và đứng thứ 15/30 nước có lao kháng thuốc cao trên toàn cầu. Mỗi năm có khoảng trên 130.000 người mắc Lao mới, 7000 người mắc lao đồng nhiễm HIV. 5000 bệnh lao đa kháng thuốc. Đáng ngại có gần 6% lao siêu kháng thuốc, trong đó số mắc lao phổi chiếm 50% .
Tình hình nêu trên cho thấy bệnh lao vẫn đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu. Cuộc chiến chống lại bệnh lao vẫn còn cam go quyết liệt nên cần phải có chiến lược toàn cầu. Trong đó từng quốc gia phải có chương trình phòng chống lao quốc gia được triển khai một cách quyết liệt đồng bộ và hiệu quả.
Các hoạt động nhân ngày Thế giới phòng chống Lao 24/3: Tặng quà bệnh nhân, Văn nghệ chào mừng
Sau giải phóng năm 1975, đơn vị điều trị lao mới chỉ là khoa Lao trực thuộc bệnh viện tỉnh, do bác sĩ Chín làm Trưởng khoa. Khi Trạm chống Lao thành lập, bác sĩ Phạm Mai làm Trưởng Trạm. Tháng 1 năm 1989, sau khi tách tỉnh, Bệnh viện Chuyên khoa Lao được thành lập.
Đến tháng 3/2006, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, có quy mô 140 giường bệnh, 11 khoa phòng chức năng, với 16 cán bộ trên đại học, 27 cán bộ đại học và các cán bộ khác.
Tiếp theo thế hệ đi trước, có bốn thế hệ nối tiếp nhau làm Giám đốc bệnh viện: bác sĩ Đỗ Thị Thu Điều, bác sĩ Trần Văn Trưởng, bác sĩ Trần Nguyên Lý và Thạc sĩ Châu Văn Tuấn hiện là Giám đốc đương chức. Tất cả đã cùng tập thể bệnh viện vượt qua bao khó khăn gian khổ của thuở ban đầu để phấn đấu xây dựng và phát triển Bệnh viện trở thành Bệnh viện khu vực về chuyên ngành lao và bệnh phổi, có đội ngũ cán bộ chuyên khoa tay nghề cao, có cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại ngang tầm với các bệnh viện chuyên khoa khác. Đây cũng là cơ sở thực hành và đào tạo của các trường cao đẳng ở trong tỉnh và hợp tác quốc tế. Do vậy, từ đầu năm 2002, được sự quan tâm của Bộ Y tế, UBND tỉnh Bình Định đã cho nâng cấp cơ sở vật chất hoàn chỉnh, phấn đấu đưa Bệnh viện từ loại 3 lên loại 2 với quy mô trên 200 giường. Về trang thiết bị, Bệnh viện được trang bị hiện đại các kỷ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao, xét nghiệm Gene-Xprert xác định kháng Rifamicin, máy nội soi phế quản, X quang kỹ thuật số. Nhờ vậy, chất lượng chẩn đoán và điều trị được nâng cao.
Về nhiệm vụ cụ thể: bệnh viện tiếp nhận mọi bệnh nhân chuyên khoa lao và bệnh phổi để cấp cứu, khám chữa bệnh nội ngoại trú tại bệnh viện. Giải quyết các bệnh chuyên khoa thuộc khu vực lân cận. Tham gia khám giám định sức khoẻ và pháp y theo hướng dẫn của giám định pháp y Trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch và chỉ đạo chuyên khoa tuyến dưới và những người hành nghề công lập về chuyên khoa trong tỉnh để phát triển và nâng cao kỷ thuật chuyên khoa kết hợp với y tế cơ sở về chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng: Đặc biệt phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng về chương trình tiêm chủng mở rộng 06 bệnh truyền nhiễm trẻ em, trong đó tiêm BCG cho trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi để chủ động ngừa lao cho trẻ em. Tích cực phối hợp tham gia chương trình phòng chống HIV/AIDS nhiễm lao ở khoa AIDS Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Trung tâm cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh hai nhiệm vụ trên, Bệnh viện còn đảm đương công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên khoa cho Bệnh viện và tuyến cơ sở để nâng cao trình độ chuyên khoa.
Bệnh viện còn tổ chức tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, tỉnh và cơ sở, trong đó có 03 đề tài cấp tỉnh do thạc sĩ Châu Văn Tuấn – Giám đốc đảm nhận và
dép nam siêu cấp hai đề tài do bác sĩ CK II Đỗ Phúc Thanh – Phó Giám đốc Bệnh viện đảm nhận.
Về kết quả khám phát hiện bệnh Lao tại Bình Định, qua nhiều năm có xu hướng giảm, đặc biệt, tỷ lệ điều trị khỏi luôn đạt trên 90% (Tỷ lệ trung ương giao 85%).
Chỉ tính riêng trong 10 năm từ 2006 – 2015, tổng số bệnh nhân thu dung 18.735 bệnh nhân, từ năm 2006 -2010 thu dung 9.868 bệnh nhân, từ 2011 -2015 thu dung 8867 bệnh nhân, giảm 10,15%.
Nhìn lại, 40 năm triển khai chương trình phòng chống lao tại Bình Định, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ. Trong đó đáng mừng nhất là, chúng ta đã xây dựng và hình thành một mạng lưới chống lao trải khắp toàn tỉnh, phát triển đến tận xã thôn với đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế công tư, được đào tạo bài bản, tận tâm, tận lực với nghề nhiệt tình và dũng cảm, dám xả thân vào cuộc chiến đấu thầm lặng đầy cam go để đương đầu với “ Căn bệnh nan y” trước đây để đi đến thắng lợi cuối cùng” Thanh toán bệnh lao vào năm 2030.
Với những thành tích xứng đáng trên, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, đơn vị chủ công của chương trình, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và nhiều bằng khen của UBND tỉnh và Bộ Y tế tặng./.
BS.ThS. CHÂU VĂN TUẤN
Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Bình Định
BS.CKII. ĐỖ PHÚC THANH
Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Bình Định
BS.ThS. VÕ KIÊN CƯỜNG
Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Bình Định