Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Thứ tư - 19/08/2020 09:07
Từ đầu năm đến ngày 18/8/2020, toàn tỉnh ghi nhận 3.265 ca mắc SXH/ 201 ổ dịch, trong đó có 01 ca tử vong, số ca mắc SXH xảy ra ở 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Ngành Y tế tổ chức các đợt phun hóa chất để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh Thùy Vy)
Ngành Y tế tổ chức các đợt phun hóa chất để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh Thùy Vy)
       Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như: gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể thành dịch đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe cộng đồng.
      Theo Bộ Y tế, dựa trên các biểu hiện và tình trạng của bệnh, sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ.
     Cấp độ 1: Các dấu hiệu này thường rất dễ nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường nên hay bị bỏ qua, khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong công tác chữa trị. Trong tình hình sốt xuất huyết đang lây lan mạnh như hiện nay, không nên chủ quan với điều này.
      Cấp độ 2: Triệu chứng xuất huyết dễ nhận biết hơn khi nó xuất hiện ở da, nhưng ở một số vùng khó hơn như niêm mạc, lưng, cổ thì khó nhận biết hơn và cũng rất dễ bị bỏ qua. Điều cần làm với mỗi chúng ta là chăm sóc cẩn thận hơn, chú ý quan sát, hiểu cơ thể mình hơn để giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
      Cấp độ 3: Ở cấp độ 3 này, bệnh đang bắt đầu phát triển tới giai đoạn nặng và nếu không xử lý nhanh, nguy cơ sốc và dẫn tới tử vong là rất cao.
      Cấp độ 4: Cấp độ 4 chính là cấp độ nặng nhất của bệnh. Khi đó, bệnh đã rất nghiêm trọng và nguy hiểm tới tính mạng.
      Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, do đó để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi...Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ hàng tuần.Phát quang bụi rậm.Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như: chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.Tích cực phối hợp với chính quyền và y tế địa phương trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
     Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị.  Do vậy khi bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn cách xử lý tùy theo mức độ bệnh.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay8,159
  • Tháng hiện tại512,871
  • Tổng lượt truy cập53,423,814
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây