Khắc phục các cơn đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

Thứ sáu - 16/12/2022 09:16
SKĐS-Đau nhức xương khớp theo quan niệm dân gian thường hay xảy ra do thời tiết thay đổi đột ngột: đang nắng nóng lại trở lạnh hay bất chợt chuyển mưa. Bệnh đặc biệt hay gặp ở tuổi trung niên và cao tuổi.
Khắc phục các cơn đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

1. Thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến ai và vì sao?

NỘI DUNG

- Một số kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị viêm khớp có thể nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất khí quyển mà cụ thể là sự thay đổi của thời tiết. Nguyên nhân bệnh là do thay đổi áp suất không khí, gây áp lực lên các khớp khiến cho các khớp gặp tình trạng cứng và đau hơn.

-Khi cơ thể lão hóa, lớp sụn bao phủ xương bên trong khớp bị bào mòn, các dây thần kinh trong xương có thể cảm nhận được những thay đổi của áp suất. Chính vì thế người trung niên, cao tuổi rất dễ cảm nhận được những cơn đau này. Thêm nữa, áp suất khí quyển thay đổi sẽ khiến cho gân, cơ và các mô sẹo bị giãn ra và co lại, gây ra đau khớp.

-Nhiệt độ thấp, ẩm cũng làm cho chất lỏng bên trong khớp trở nên đặc hơn, gây ra khô cứng khớp và đau. Mặc dù thời tiết không phải là nguyên nhân gây ra viêm khớp, tuy nhiên chúng có làm tăng cơn đau khớp cấp. Khi thời tiết ấm và khô người bệnh mới cảm thấy dễ chịu và đỡ đau nhức xương khớp.

Thời tiết thay đổi làm trầm trọng hơn các triệu chứng của viêm khớp

-Các triệu chứng đau nhức thường gặp nhất là ở khớp vai gáy, đầu gối và bàn tay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành các cơn đau đầu gối, thắt lưng và vai mãn tính.

2. Đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi là bệnh gì?

Đa số các trường hợp đau nhức, cứng xương khớp khi vận động quá sức hay khi thay đổi thời tiết đều do các bệnh lý về khớp gây ra. Bệnh hay gặp ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa, nhất là các đối tượng như: bê vác nặng, béo phì, làm việc văn phòng…

photo-1652790868692

Bệnh lý xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa và hay gặp ở dân văn phòng

Để biết đau nhức xương khớp giao mùa do bệnh gì, bạn cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên viêm khớp vẫn là nguyên nhân phổ biến:

-Viêm xương khớp: Xảy ra ở khớp đầu gối, khớp tay, khớp hông, khớp cột sống,… là tình trạng các sụn khớp bao bọc đầu xương bị bào mòn, tổn thương, khiến các đầu xương va chạm gây đau.
-Viêm khớp dạng thấp: Là loại bệnh tự miễn, có thể xảy ra ở: khớp gối, khớp lưng, khớp tay, khớp bàn chân,… Bệnh gây triệu chứng sưng, đỏ, xơ cứng, đau nhức khớp thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng nếu không điều trị.

3. Khắc phục đau khớp do thời tiết

Đau nhức các khớp chân tay, vai cổ... mỗi khi trái gió trở trời là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bệnh do thời tiết nên dai dẳng, dễ tái phát và không dễ chữa trị. Nếu có điều kiện nên sống ở nơi có khí hậu lý tưởng cho bệnh viêm khớp như: các vùng biển ấm, miền Nam bộ... rất tốt cho các bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên điều kiện đó không mấy khả thi vì thế cần tích cực điều trị các bệnh lý về xương khớp để đẩy lùi những cơn đau nhức bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

Luôn giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết thay đổi, cần giữ ấm cơ thể bằng cách tắm với nước ấm, mặc quần áo ấm… Để nhiệt độ phòng ngủ ấm áp, có thiết bị hút ẩm nếu trời nồm.
- Dùng thuốc giảm đau: Không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên trong trường hợp này, vì thế cần sử dụng dưới hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid hay được bác sĩ chỉ định.
- Cần giảm áp lực cho xương khớp: Cần giảm áp lực cho các khớp bằng cách giảm cân, không bê vác vật nặng… sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Nâng cao sức khỏe: Cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục, vận động cơ thể với những bài tập phù hợp cho người đau khớp: bơi lội hoặc yoga giúp cho cơ thể tăng cường được sức mạnh của cơ bắp và xương.

- Ngoài ra hạn chế tập thể dục nhiều khi thời tiết thay đổi đột ngột. Uống nhiều nước có các chất điện giải như muối khoáng và kali khi thời tiết trở nên oi nóng, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.

Tác giả bài viết: Theo SKĐS

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập217
  • Máy chủ tìm kiếm77
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay29,215
  • Tháng hiện tại266,199
  • Tổng lượt truy cập53,773,493
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây