Tăng cường các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Thứ ba - 04/06/2019 07:48
Tình hình sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn phức tạp; tính đến cuối tháng 5/2019, toàn tỉnh có hơn 3.200 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue; trong đó, thị xã An Nhơn tiếp tục đứng đầu với gần 800 ca bệnh, huyện Hoài Nhơn hơn 569 ca, Tây Sơn hơn 400 ca…
Phun thuốc phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Phun thuốc phòng chống bệnh sốt xuất huyết
       Hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin ngừa bệnh nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. Không có muỗi truyền bệnh thì không có bệnh sốt xuất huyết. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy trong nhà và xung quanh nhà, cụ thể:
       Lật úp các dụng cụ chứa nước chưa dùng đến, đậy kín và thả cá ăn bọ gậy ở tất cả các vật dụng chứa nước sinh hoạt như bể, chum, vại, các vật dụng chứa nước khó súc rửa; thay nước  bình bông hàng tuần, bỏ muối hoặc dầu vào chén nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát, thức ăn) để không cho muỗi đẻ trứng. Mặc quần áo dài che kín tay chân; ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Vận động cộng đồng tham gia hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy hàng tuần tại các khu vực có ổ dịch đang hoạt động, tiếp tục duy trì 2 tuần/lần ở những tháng cao điểm để loại trừ nơi sinh sản của véc tơ nơi công cộng và tư nhân. Khi có biểu hiện nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
      Bác sỹ Huỳnh Vĩnh Thu – Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tùy theo giai đoạn và thể trạng của người bệnh sẽ có biện pháp điều trị, chăm sóc người bệnh cho phù hợp. Nếu người bệnh đến ở giai đoạn đầu, nếu có sốt thì dùng thuốc hạ sốt Paracethamol đơn chất, theo dõi toàn trạng, uống nhiều nước, uống nước pha oresol để bù dịch. Nếu bệnh nhân ở ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện xuất huyết, tiểu cầu giảm nhiều hoặc tổn thương gan, thận thì phải nhập viện để chăm sóc và điều trị kịp thời”.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập157
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay3,458
  • Tháng hiện tại508,170
  • Tổng lượt truy cập53,419,113
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây