Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt Paracetamol

Thứ sáu - 12/04/2019 08:26
Ở Việt Nam, paracetamol đã trở thành loại thuốc hạ sốt dùng khá phổ biến và chính sự phổ biến này khiến tình trạng ngộ độc paracetamol ngày càng có xu hướng tăng lên.
.
.
     Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau rất hiệu quả và cũng rất an toàn nếu sử dụng đúng liều, đúng chỉ định. Paracetamol được khuyến cáo sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng bệnh nhân, có bán ở tất cả các quầy thuốc với nhiều tên biệt dược khác nhau.
     Ngay sau khi uống, paracetamol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, đạt tới đỉnh cao trong máu khoảng 30 đến 60 phút, phân bố nhanh và đồng đều ở các mô trong cơ thể. Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan và một phần nhỏ ở thận thành nhiều hoạt chất khác nhau để thải trừ ra khỏi cơ thể. Nếu uống quá liều paracetamol sẽ có nguy cơ ngộ độc, làm gan bị nhiễm độc.
      Dấu hiệu ngộ độc Paracetamol
     Các triệu chứng ngộ độc biểu hiện: Ngày đầu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, da xanh tái, móng tay, móng chân tím tái... Ngày thứ hai có thêm các dấu hiệu nặng hơn như: Đau vùng gan, da mắt vàng, tiểu ít. Ngày thứ 3 và 4 biểu hiện toàn phát, rất nặng, người bệnh rơi vào trạng thái suy đa phủ tạng, hôn mê, sốt...
      Bị ngộ độc paracetamol có thể bị tử vong bất cứ lúc nào nhưng thường tử vong sau 7 ngày ngộ độc.
       Chú ý khi dùng thuốc hạ sốt Paracetamol
    Trên thị trường có nhiều tên khác nhau nhưng cùng chứa dược chất Paracetamol như: Panadol, Pamin, Panandol, Decolsin, Deconal, Decolgen, Decolgen forte... Người bệnh có thể  bị ngộ độc do uống nhiều loại thuốc cùng chứa hoạt chất paracetamol mà không biết.
       Khi bị sốt cao, không được sử dụng paracetamol liều cao để hạ sốt nhanh. Tùy theo lứa tuổi, cân nặng mà có liều dùng khác nhau, nhưng mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 04- 06 giờ, kết hợp các biện pháp hạ nhiệt như uống nhiều nước, chườm nước ấm, cởi bỏ quần áo... Chỉ dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi thân nhiệt trên 380C. Không tự ý dùng máy tập gym hay thuốc kéo dài trên 03 ngày. Ngoài ra, cần lưu ý, khi sử dụng loại thuốc này tuyệt đối không uống rượu, vì sự kết hợp giữa rượu và paracetamol gây tăng độc tính đối với gan lên rất nhiều lần.
      Trẻ em rất dễ bị ngộ độc paracetamol vì cân nặng cơ thể thấp nên dễ quá liều, đồng thời chức năng khử độc và thải độc của gan và thận chưa hoàn thiện. Nếu trẻ uống 150mg/kg cân nặng trong một ngày là có thể bị ngộ độc. Dùng thuốc cho trẻ đúng liều nhưng kéo dài trên 5 ngày sẽ có nguy cơ ngộ độc vì thuốc được tích trữ lâu ngày trong cơ thể. Liều dùng cho trẻ từ 10mg đến 15mg/kg cân nặng không dùng quá 5 lần trong 24 giờ.
       Người lớn mỗi lần dùng 500mg, có thể tới 1.000mg với mục đích giảm đau. Không dùng thuốc kéo dài trên 10 ngày. Người già yếu hoặc mắc các mệnh mãn tính thường bị suy giảm chức năng gan, thận nên cũng rất dễ ngộ độc. Người mắc các bệnh mãn tính phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Ở người già, người mắc các bệnh mãn tính thường được chỉ định paracetamol liều thấp hơn do chức năng gan kém. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc, vì ngộ độc paracetamol ở phụ nữ mang thai có nguy cơ dẫn đến sảy thai  hoặc thai chết lưu.

Tác giả bài viết: Tuyết Nga - Khoa Truyền thông - GDSK

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm111
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay24,056
  • Tháng hiện tại261,040
  • Tổng lượt truy cập53,768,334
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây