Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định thực hiện hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm

Thứ tư - 10/03/2021 10:10
Ngày 07/02/2021, Bộ Y tế ra quyết định công nhận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đủ điều kiện triển khai độc lập kỹ thuật IVF. Theo đó, từ năm 2018 - 2020, Bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định triển khai kỹ thuật cho đến khi thực hiện được 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Bác sỹ Nguyễn Hữu Tiến tư vấn cho phụ nữ hiếm muộn về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản (Ảnh: Thu Phương)
Bác sỹ Nguyễn Hữu Tiến tư vấn cho phụ nữ hiếm muộn về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản (Ảnh: Thu Phương)
      Được biết, Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản thuộc Khoa Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa tỉnh với diện tích 750 m2, gồm các phòng: tiếp đón, hành chính, tư vấn, khám bệnh, siêu âm-canh noãn, lưu bệnh nhân, tiêm thuốc, xét nghiệm tinh dịch đồ, bơm tinh trùng vào buồng tử cung (còn gọi là thụ tinh nhân tạo), chọc hút trứng, chuyển phôi, labo (nơi diễn ra thụ tinh ống nghiệm và trứng), lưu trữ dụng cụ, lấy mẫu tinh trùng. Tất cả hệ thống thiết bị tại đơn nguyên điều trị vô sinh hiếm muộn đều mới 100%, chủ yếu được nhập từ Mỹ, Anh, Đức, Đan Mạch, Hà Lan. Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại ngang tầm những bệnh viện lớn như máy hỗ trợ phôi thoát màng, máy bơm tinh trùng vào bào tương noãn, tủ cấy CO2, tủ cấy vi sinh, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi đảo ngược, tủ nuôi cấy phôi, hệ thống trữ lạnh phôi và tinh trùng, hệ thống máy tiệt trùng và làm sạch không khí, máy siêu âm đầu dò âm đạo, máy chọc hút trứng… Cơ sở vật chất tại đây cũng được xây dựng đảm bảo vô trùng theo như các chuyên gia, bác sỹ của Bệnh viện Từ Dũ yêu cầu. Được sự hỗ trợ của Bệnh viện Từ Dũ đã có 03 bác sĩ, 03 nữ hộ sinh và 02 cử nhân sinh học được đào tạo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
        Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Tiến - Phó trưởng khoa Phụ sản, phụ trách đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “IVF giải quyết các trường hợp vô sinh hiếm muộn. Với hỗ trợ của Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2018 - 2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hoàn tất 20 chu kỳ chuyển giao kỹ thuật. Kết quả, có 09 trường hợp đậu thai, trong số này 07 ca sinh thành công 09 em bé (2 ca song thai); tỷ lệ thành công khoảng 40%. Hiện có khoảng 30 trường hợp đăng ký làm IVF tại Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản”.
Bác sĩ CKII Võ Thành Nam Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhấn mạnh: “Với thành công này, Bình Định là địa phương thứ 3 của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên triển khai kỹ thuật IVF. Trong kế hoạch, BVĐK tỉnh sẽ thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản trên cơ sở của đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản để đầu tư và phát triển mạnh hơn, đồng bộ hơn kỹ thuật IVF”.
      Để phòng hiếm muộn, vô sinh cần phải tránh nạo, hút thai nhiều lần, tránh stress thường xuyên  ảnh hưởng đến chức năng của bộ não và tuyến yên làm cho nội tiết tố sinh dục sẽ giảm xuống, khả năng thụ thai sẽ khó hơn rất nhiều. Kiểm tra, thăm khám định kỳ để phát hiện ra sớm những bệnh dễ gây vô sinh như  tắc vòi trứng, viêm nhiễm khuẩn đường sinh dục, viêm tử cung...tránh các thói quen có hại như uống rượu, hút thuốc... đều có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng và dễ gây mãn kinh sớm.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm58
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay16,499
  • Tháng hiện tại253,483
  • Tổng lượt truy cập53,760,777
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây