Triển khai tổ chức Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019 tỉnh Bình Định

Thứ hai - 03/06/2019 08:51
“Mẹ không có HIV – Con không nhiễm HIV” là chủ đề của kế hoạch tổ chức Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019 tỉnh Bình Định (từ ngày 01/6 – 30/6/2019) được Sở Y tế xây dựng trên tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế tại công văn số 2404/BYT- UBQG50 ngày 06/5/2019.
Lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
        Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019 tập trung các nhiệm vụ: Kiện toàn Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp, phân công các thành viên của Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trong việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Tháng cao điểm; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019 phù hợp với điều kiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương; theo dõi, đôn đốc, giám sát, tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng cao điểm.
      Triển khai các hoạt động cụ thể như tổ chức các Hội nghị, Hội thảo về các chủ đề: xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại cộng đồng; điều trị ARV sớm cho trẻ khi khẳng định nhiễm HIV; huy động và đảm bảo tài chính cho công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đặc biệt là test nhanh phát hiện HIV đối với phụ nữ mang thai; phổ biến, cập nhật kiến thức mới về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV…Bên cạnh đó, tổ chức gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người nhiễm HIV, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, vợ người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai; lợi ích điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; lợi ích của bảo hiểm y tế với phụ nữ nhiễm HIV, vận động phụ nữ nhiễm HIV chủ động tham gia và sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các huyện, thị xã, thành phố như: tổ chức lễ phát động, lễ mít tinh và diễu hành quần chúng, truyền thông lưu động, sự kiện gây quỹ hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS…
H2 7777
Cán bộ y tế tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai 
      Theo đó, Ngành Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hoàn cảnh thực tế của từng đơn vị; báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng cao điểm của các địa phương, đơn vị cho Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) theo quy định.
    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định theo dõi, giám sát các hoạt động thực hiện trong Tháng cao điểm của các địa phương, đơn vị và tham mưu cho Sở Y tế giải quyết các vướng mắc (nếu có) liên quan đến Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; phối hợp với với các đơn vị thông tin đại chúng tăng cường các hoạt động truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tổng hợp báo cáo các hoạt động thực hiện trong Tháng cao điểm của Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trong tỉnh gửi về Sở Y tế theo quy định.
Mục đích kế hoạch hưởng ứng ngày Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019 nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu “Giảm tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020” đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và phụ nữ mang thai nhiễm HIV, tiến hành can thiệp kịp thời bảo đảm tải lượng HIV đạt dưới ngưỡng ức chế (hoặc dưới ngưỡng phát hiện) nhằm giảm tối đa tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con./.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay8,747
  • Tháng hiện tại192,746
  • Tổng lượt truy cập52,811,087
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây